Dự báo xu hướng Chứng khoán Mỹ năm 2021 - Nhìn từ Lý thuyết mục tiêu lạm phát
Hữu Thăng
FX Strategist
Lý thuyết mục tiêu lạm phát phủ nhận tầm quan trọng của cung tiền. Nhìn vào sự tăng trưởng mạnh của cung tiền M2 trong năm nay, người ta hy vọng lý thuyết đó là đúng.
Theo cuốn sách “Mục tiêu lạm phát”, được viết bởi Ben Bernanke và ba người khác, cách tiếp cận thích hợp là “giảm tầm quan trọng của lượng cung tiền và đặt mục tiêu lạm phát lên hàng đầu” bởi vì "tăng trưởng tổng lượng tiền chỉ có tác động gián tiếp và có mối quan hệ không thực sự rõ ràng về mặt thống kê với các biến số mục tiêu, chẳng hạn như lạm phát ”.
Mục tiêu lạm phát của Mỹ là chỉ số CPI 2%, và số liệu đang đi đúng hướng với CPI trung bình tăng 1.3% so với cùng kỳ năm 2019. Sử dụng cung tiền M2 làm thước đo tăng trưởng cung tiền, bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây: mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước đạt trung bình 19% mỗi tháng trong năm nay - và tăng lên hơn 20% mỗi tháng kể từ tháng Tư. Đây là tốc độ nhanh nhất kể từ cuối những năm 1960. Điều này là bởi chỉ số CPI của Hoa Kỳ không tính đến lạm phát tài sản trên thị trường chứng khoán.
Lịch sử đã nhiều lần cho thấy khi các ngân hàng có số tiền cho vay ít đi và tiền gửi tăng nhanh (phần lớn là nhờ chương trình QE khổng lồ của Fed), họ chuyển sang mua chứng khoán. Các khoản thế chấp đã được hưởng lợi, khi Fed đã mua trực tiếp hơn 1.4 nghìn tỷ USD chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp trong năm nay, đưa chỉ số Bloomberg Barclays U.S. MBS tăng gần 4%.
Với việc nới lỏng định lượng có thể sẽ duy trì ít nhất cho đến mùa hè năm sau, sự tăng vọt của cung tiền có thể sẽ tiếp tục. Và số vốn đó cần phải chảy vào đâu đó. Vì vậy, nếu bạn không nghĩ chỉ số CPI sẽ tăng thì hãy kỳ vọng rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng mạnh vào năm 2021 nhờ sự hỗ trợ "hào phóng" từ ngân hàng trung ương.