Dữ liệu lao động có thể là chất xúc tác cho đà tăng của USD
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Ưu thế của Cục Dự trữ Liên bang trong cuộc tranh luận lạm phát có thể tồn tại trong thời gian ngắn vì dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ đang thách thức niềm tin rằng lãi suất cần phải duy trì ở mức thấp. Các điều kiện có vẻ đã sẵn sàng để đồng đô la tăng giá trong ngắn hạn trước khi thâm hụt của Hoa Kỳ và tăng trưởng toàn cầu được thị trường chú ý trở lại
• Mặc dù lạm phát của Hoa Kỳ cho thấy mức tăng đáng ngạc nhiên trong suốt tháng 5, thị trường lãi suất vẫn đứng yên, báo hiệu niềm tin vào đường lối của Fed rằng áp lực giá sẽ chỉ là tạm thời. Một chuỗi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, bắt đầu với bảng lương phi nông nghiệp vào ngày thứ Sáu, có thể kết thúc niềm tin đó và dẫn đến các vị thế đặt cược mới vào một ngân hàng trung ương ít dovish hơn.
• Yếu tố chu kỳ có thể đã làm dữ liệu bảng lương tiêu đề tháng 4 trở nên đáng thất vọng hơn, tăng cường sự tập trung vào báo cáo tháng 5. Các nhà kinh tế đang đồng thuận ở mức ~ 650 nghìn, với tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm xuống. Trong khi Fed tập trung vào thị trường việc làm trên diện rộng, dữ liệu được cải thiện có thể làm giảm mối lo ngại về tăng trưởng đã đạt đỉnh trong quý 2.
• Một bảng lương mạnh mẽ trước số liệu lạm phát của tuần tới sẽ thúc đẩy tỷ giá danh nghĩa lên cao hơn, nhờ kỳ vọng lạm phát. Lợi suất có thể đẩy chỉ số DXY ra khỏi biên độ gần đây, với sự chú ý chuyển sang những thay đổi trong thông điệp của Fed.
• Các doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương do chi phí đầu vào tăng và tình trạng thiếu hụt công nhân sẽ là một phần của phương trình: lạm phát kéo dài phụ thuộc một phần vào khả năng thương lượng của người lao động. Công cụ Theo dõi Tăng trưởng Tiền lương của Fed Atlanta cho thấy đà tăng đang chậm lại và thị trường lao động vẫn trì trệ, nhưng áp lực đang tăng lên với cảnh báo của quan chức Fed Jame Bullard về một thị trường lao động “thắt chặt hơn những gì mọi người nghĩ”.
• Dữ liệu việc làm, được hỗ trợ bởi tiêu dùng mạnh, chu kỳ bùng nổ đầu tư Capex tiềm năng và kích thích tài khóa, có thể khiến nhiều thành viên của Fed nghĩ đến việc cắt giảm QE. Điều đó trái ngược với ECB khi họ dập tắt các kỳ vọng về việc giảm bớt các chương trình mua trái phiếu trong tháng này, giới hạn đà tăng của lợi suất tại châu Âu với kỳ vọng lạm phát khu vực đồng euro sụt giảm.
• Các ngân hàng trung ương khác trong khi đó đã tạo ra chút xung lực để USD tiếp tục suy yếu. Cả Ngân hàng trung ương Canada, RBNZ và BoE đã có quan điểm hawkish, đặt ra các con đường dẫn đến lãi suất chính sách cao hơn vào năm tới.
• Chắc chắn, lạm phát nhất thời đã khiến ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc khi thị trường lao động vẫn còn yếu ớt đang được tập trung hơn sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu bùng nổ khi nền kinh mở cửa trở lại. Và chừng nào kỳ vọng lạm phát trung hạn vẫn được duy trì, thì nhu cầu thắt chặt chính sách sớm là rất hạn chế.
• Tuy nhiên, rủi ro lạm phát theo chu kỳ được chứng minh là bền vững về cấu trúc và định hướng cắt giảm kích thích sẽ hỗ trợ đồng đô la.
• Tất nhiên, sự bóp méo của đại dịch khiến việc phân tích lạm phát trở nên khó khăn. Và lượng vị thế bearish với USD vẫn còn đó do sự mất cân bằng của các yếu tố bên ngoài gia tăng - mức định giá vẫn còn cao và dư địa cho kỳ vọng tăng trưởng bên ngoài bắt kịp Hoa Kỳ.
• Nhưng trong khi Fed có vẻ ít phụ thuộc vào dữ liệu hơn và hoạt động dựa theo lịch trình nhiều hơn, với cuộc họp Jackson Hole vào cuối tháng 8 có khả năng là một bước ngoặt trong lập trường chính thức. Đối với các thị trường, sự xác nhận về “chuỗi” dữ liệu mạnh mẽ mà Fed cho biết họ đang tìm kiếm có thể khuếch đại cuộc thảo luận thắt chặt và cuối cùng sẽ thúc đẩy đồng USD.
Laura Cooper, Bloomberg