Dự trữ khí tự nhiên của Đức giảm - nguyên nhân do đâu?

Dự trữ khí tự nhiên của Đức giảm - nguyên nhân do đâu?

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:15 30/01/2023

Vào thời điểm này trong năm, dự trữ khí đốt tự nhiên ở Đức thường ở mức rất cao, nhưng gần đây chúng đã giảm mạnh hơn mức dự đoán của chúng tôi khi nghiên cứu về hệ thống khí đốt. Nguyên nhân chính ở đây là do thời tiết lạnh hơn đáng kể.

Dự trữ khí tự nhiên giảm - nguyên nhân do đâu?
Dự trữ khí tự nhiên giảm - nguyên nhân do đâu?

Nhiệt độ thấp hơn làm giảm lượng khí dự trữ

Trong hai tuần qua, mức dự trữ khí đốt của Đức đã giảm trở lại. Trên thực tế, gần đây nó đã giảm mạnh so với dự đoán của chúng tôi khi chúng tôi nghiên cứu hệ thống theo dõi Khí đốt. Điều này có nghĩa là "bộ đệm" đã giảm đi phần nào, nhưng ở mức hơn 30 điểm phần trăm, con số này vẫn còn rất lớn (Biểu đồ 1).

Yếu tố quyết định ở đây là thời tiết lạnh. Xét cho cùng, so với cùng thời điểm năm ngoái, nhiệt độ trung bình ở Đức lạnh hơn khoảng 21/2 độ trong tuần thứ 3 dương lịch (16 đến 22 tháng 1). Điều này là nguyên nhân chính của việc mức tiêu thụ gas gần đây chỉ thấp hơn năm ngoái 11%, và điều đó có nghĩa là cả hộ gia đình và ngành công nghiệp đều không đạt được mục tiêu tiết kiệm 20% (Bảng 1).

Tuy nhiên, nếu số liệu tiêu thụ được điều chỉnh theo hiệu ứng nhiệt độ, các hộ gia đình đã đạt được mục tiêu tiết kiệm - không giống như các tuần trước (Biểu đồ 2).

Nhiều khí được sử dụng để sản xuất điện hơn

Ngành công nghiệp đã không hoàn thành mục tiêu này. Tuy nhiên, điều này có thể đến từ thực tế là phải quay trở lại sử dụng nhiều khí hơn để sản xuất điện.[1] Ví dụ, sản xuất điện gió giảm đáng kể trong tuần thứ ba dương lịch (điện mặt trời đương nhiên không đóng góp lớn vào sản xuất điện vào thời điểm này trong năm). Để bù lại, sản lượng điện chạy bằng khí đốt cao gấp đôi so với các tuần trước (Biểu đồ 3).

Nhập khẩu qua kho cảng LNG tăng chậm

Nhập khẩu gần đây đã suy yếu phần nào, lần đầu tiên giảm nhẹ so với mục tiêu của chúng tôi vào tuần trước. Một yếu tố góp phần gây ra hệ quả này là việc lượng LNG được nhập khẩu qua các kho cảng tạm thời trên bờ biển Đức ít hơn so với dự đoán trong tháng 10 của chúng tôi về khoảng thời gian này (Biểu đồ 4). Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong những tuần tới. Sau các FSRU ở Wilhelmshaven và Lubmin, một con tàu hiện cũng đang neo đậu ở Brunsbüttel. Và các kho cảng đang dần chuyển từ vận hành thử nghiệm sang vận hành thường xuyên, do đó khối lượng LNG cập cảng có khả năng tăng lên đáng kể.

Việc nhập khẩu thấp hơn một chút cũng được bù đắp bởi thực tế là một tỷ lệ lớn trong số họ vẫn ở lại Đức, tức là không dành cho một trong các nước láng giềng. Tỷ lệ nhập khẩu ròng cũng cao hơn 70% trong hai tuần qua và do đó vẫn cao hơn đáng kể so với mức 65% mà chúng tôi đã giả định vào tháng 10.

Kết luận: tình hình vẫn trong tầm kiểm soát
Mặc dù mức lưu trữ đã giảm mạnh trong những ngày gần đây, nhưng từ quan điểm hiện tại, rất khó để xảy ra tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trong những tuần tới. Với khả năng dự trữ ở mức rất cao, nhiều khả năng các cơ sở lưu trữ có thể được bổ sung thêm nhiều vào mùa xuân và mùa hè, có nghĩa là Đức cũng sẽ bắt đầu mùa đông sắp tới với các cơ sở dự trữ khí đốt được lấp đầy.

Tình hình thoải mái hiện nay cũng được phản ánh trong giá cả thị trường. Sau khi đạt mức cao hơn 300 euro mỗi MWh vào tháng 8 năm ngoái, kể từ đó, chúng đã giảm đáng kể (Biểu đồ 5). Với mức giá dưới 60 euro, giá cho một MWh hiện được thấy lần cuối vào mùa thu năm 2021, rất lâu trước khi bắt đầu chiến tranh Ukraine. Tuy nhiên, giá vẫn cao hơn đáng kể so với năm 2020, khi trung bình một MWh có giá dưới 10 euro.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ