"Dũng sĩ diệt lạm phát" Jerome Powell cam kết không đưa kinh tế vào suy thoái

"Dũng sĩ diệt lạm phát" Jerome Powell cam kết không đưa kinh tế vào suy thoái

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

08:57 16/06/2022

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ tiếp bước cố chủ tịch Paul Volcker, trở thành lãnh đạo Fed thứ hai đứng đầu cuộc chiến chống lạm phát, nhưng không muốn đưa kinh tế vào suy thoái trong quá trình này.

Dot plot tháng Sáu của Fed
Dot plot tháng Sáu của Fed

Cho rằng điều quan trọng lúc này là hạ nhiệt lạm phát, ông và các cộng sự đã đưa quyết định tăng lãi suất 75bp, mức tăng lớn nhất từ năm 1994, cùng khả năng tiếp tục làm điều này trong tháng Bảy.

Ông cũng lần đầu tiên ủng hộ tăng lãi suất mạnh tay với mục tiêu hạ nhiệt thị trường lao động và tăng thất nghiệp.

“Đây là Fed thời Volcker,” theo Diane Swonk, kinh tế trưởng tại Grant Thornton. “Điều này đồng nghĩa với việc Fed sẵn sàng để thất nghiệp tăng và kinh tế rơi vào suy thoái để tránh khỏi sai lầm những năm 1970. Sốc cung không thể tự điều chỉnh, nên Fed phải hãm cầu.”

Sự thay đổi lập trường không chỉ đem đến bất trắc cho nền kinh tế, mà cả thị trường tài chính và tổng thống Joe Biden. Cổ phiếu đã giảm rất sâu trong vài tháng gần đây khi Fed thắt chặt chính sách để kìm hãm lạm phát. Dù chứng khoán có tăng sau quyết định của Fed, thị trường vẫn đang cực kỳ mong manh. Tỷ lệ tín nhiệm của tổng thống Biden cũng đang giảm sâu trước lạm phát. Một cuộc suy thoái, và thất nghiệp kéo theo, sẽ cướp đi một trong những điểm nhấn chính sách quan trọng của ông.

Chủ tịch Powell tuần tới sẽ phải làm rõ với các nhà làm luật về việc tại sao Fed đánh giá sai cường độ lạm phát và tại sao giờ họ lại tin rằng sẽ có giá phải trả để kìm hãm nó, trong buổi đánh giá chính sách bán niên của Fed với Quốc hội.

Cố chủ tịch Volcker chính là người đã đánh bại được lạm phát 2 chữ số tại Mỹ 40 năm trước, nhưng điều không ai cũng nhắc tới là ông phải đưa kinh tế vào suy thoái để làm điều đó. Thất nghiệp tăng lên hơn 10%, và chính sách của ông bị chỉ trích rất nhiều từ các công ty xây nhà và những người chịu nhiều ảnh hưởng bởi thắt chặt tín dụng.

Khác với Volcker, chủ tịch Powell không muốn gây suy thoái để ngăn lạm phát. Nhưng ông cũng thừa nhận kinh tế sẽ trì trệ, nhưng đây không phải lỗi của Fed.

“Mục tiêu của chúng tôi là đưa lạm phát xuống 2% nhưng vẫn giữ được thị trường lao động mạnh mẽ. Tôi nghĩ điều mà ta rõ lúc này là nhiều yếu tố Fed không thể kiểm soát có ảnh hưởng rất lớn tới áp lực giá cả, và liệu có đưa được lạm phát về mục tiêu không,” ông nhắc tới cuộc chiến tại Ukraine và ảnh hưởng tới năng lượng và giá thực phẩm.

Nhiều nhà kinh tế đang dự báo kinh tế sẽ trì trệ trong năm tới khi Fed không thể hãm lại lạm phát. Gần 70% chuyên gia khảo sát bởi Financial Times và Đại học Chicago dự báo GDP thu hẹp trong năm 2023.

Dự báo kinh tế (SEP) của Fed cho thấy kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng năm nay và năm sau, dù với tốc độ chậm hơn. Họ cũng dự báo thất nghiệp tăng, điều chỉ xảy ra khi suy thoái: thất nghiệp được dự báo sẽ tăng lên 4.1% cuối năm 2024 từ mức 3.6% hiện tại.

Dù 4.1% vẫn là thất nghiệp thấp kỷ lục, chủ tịch Powell cũng nói rằng lúc này mục tiêu số 1 của Fed là kìm hãm lạm phát, không phải nâng niu thị trường lao động.

Để làm điều đó, các nhà hoạch định chính sách dự báo lãi suất sẽ tăng mạnh trong những tháng tới. Ước tính trung bình lúc này là lãi suất tăng lên 3.4% cuối năm nay và 3.8% cuối năm 2023, cao hơn rất nhiều so với mức 2.5% mà nhiều người coi là trung lập.

Nhưng từng đó vẫn là chưa đủ để lạm phát về được mục tiêu 2%, với dự báo đạt 2.2% cuối năm 2024.

Chủ tịch Powell cũng nói lên tầm quan trọng của việc giữ kỳ vọng lạm phát ổn định và đây cũng là lý do khiến Fed bất ngờ tăng lãi suất 75bp, thay vì tăng 50bp như đã nói trong nhiều tuần trước đó.

Chính kỳ vọng lạm phát mất kiểm soát đã buộc cố chủ tịch Volcker phải mạnh tay với chính sách để đưa lạm phát về mức kiểm soát, có thời điểm đưa lãi suất lên tới 20%. Lúc đó, ai cũng nghĩ lạm phát sẽ tiếp tục tăng, và hành động theo đúng cái cách khiến lạm phát tăng lên.

Chủ tịch Powell nói rằng đó là lý do họ không thể bỏ qua giá dầu và thực phẩm tăng đột biến, dù chúng nằm ngoài tầm kiểm soát. Chúng ảnh hưởng tới các nhìn lạm phát của người Mỹ.

“Powell không muốn lặp lại sai lầm của cố chủ tịch Arthur Burns, người đã để vòng xoáy tiền lương-giá cả diễn ra suốt những năm 1970. Fed có vẻ đang công nhận lạm phát là một vấn đề, và họ đang sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả khi áp dụng chính sách thắt chặt,” Anna Wong, trưởng bộ phận phân tích kinh tế Mỹ tại Bloomberg cho biết.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ