Dường như lạm phát vẫn chưa đủ "kinh hãi" đối với thị trường chứng khoán
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Vấn đề về Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán hôm thứ Tư nằm ở chỗ, nó vẫn chưa đủ gây "kinh hãi" cho các nhà đầu tư để báo hiệu một mức đáy rõ ràng. Ví dụ, đường cong VIX vẫn hướng lên, thay vì tạo một mô hình nghịch đảo - thường báo hiệu sự ngại rủi ro đạt đỉnh điểm
Lạm phát này có phải nhất thời không? Chắc chắn nó có mang yếu tố này. Ví dụ: giá ô tô đã qua sử dụng, vé máy bay, khách sạn và nhà hàng chiếm một phần lớn trong mức tăng CPI của ngày thứ Tư khi mọi người bắt đầu du lịch trở lại. Điều này xuất phát từ nhu cầu của người dân sau đại dịch thay vì là một sự thay đổi lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng.
Fed khẳng định họ có thể xem xét vấn đề này, do thị trường lao động hiện đang chùng xuống. Tuy nhiên, đối với thị trường, chúng ta chỉ tin nhưng gì mình nhìn thấy! Tất cả các biện pháp kích thích và các cơ hội việc làm sẵn có ở mức kỷ lục, nghĩa là có nguy cơ tăng nhiệt một khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trở lại. Điều đáng lo ngại là kỳ vọng lạm phát tiếp tục tăng cao hơn. Ở mức 2.75%, kỳ vọng lạm phát 5 năm thể hiện rằng các nhà đầu tư đang kỳ vọng chỉ số PCE trung bình đạt khoảng 2.3-2.4% trong 5 năm tới. Điều này đòi hỏi Fed phải thắt chặt chính sách ngay cả trong khuôn khổ chính sách mới. (Kỳ vọng lạm phát bắt nguồn từ trái phiếu chống lạm phát được tính theo chỉ số CPI, tăng khoảng 40 bps so với chỉ số PCE mà Fed nhắm tới.) Điều đó có nghĩa là, kỳ vọng lạm phát sẽ thay đổi đồng thời so với kỳ vọng Fed thắt chặt các điều kiện kinh tế. Đối với đồng dollar, đây là một tin tốt, nhưng điều này lai không tác động quá nhiều đến với cổ phiếu. Lưu ý rằng kỳ vọng lạm phát 5 năm và chỉ số S&P 500 gần đây di chuyển theo hướng ngược chiều nhau.
Ye Xie, Bloomberg