ECB chỉ cần can thiệp bằng lời cũng đủ để kiếm chế đà tăng lợi suất
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
"ECB đang theo dõi chặt chẽ lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn dài" - tuyên bố đó đủ để giảm thiểu tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu trong thời điểm hiện tại.
Hãy xem nó như một loại DEFCON-5 (tình trạng báo động ít nghiêm trọng nhất của quân đội Mỹ), theo kiểu Nhật, thông qua can thiệp bằng lời nói. Rõ ràng là ECB không thoải mái với mức tăng lợi suất của tuần trước, ít nhất là với tốc độ hiện nay. Như chúng ta đã biết, reflation trade được thúc đẩy bởi kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế, chưa được phản ánh vào dữ liệu khu vực đồng euro. Xu hướng này được cho là dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, tuy nhiên, bạn không muốn các thị trường phản ánh xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính mà không có tăng trưởng kinh tế thực sự.
Tuy nhiên (và đây là điều quan trọng), ECB không nhận thấy can thiệp quá mức là điều hợp lý. Chương trình mua tài sản PEPP của tuần trước nhìn chung tương đồng với báo cáo trước đó 17.2 tỷ EUR. Dữ liệu chỉ thực sự ghi lại các giao dịch mua cho đến thứ Tư tuần trước (được ghi nhận trên cơ sở các giao dịch đã settle), do đó, bản cập nhật tiếp theo có thể phản ánh tốt hơn mức tăng mạnh của lợi suất thực vào cuối tuần trước.
Còn rất nhiều việc khác ECB có thể làm và hỏa lực sẽ được sử dụng nếu cần thiết. Chương trình PEPP còn lại rất nhiều dư địa: tính đến ngày 19 tháng 2, “mới chỉ” xấp xỉ 46% (854.6 tỷ EUR) của gói trị giá 1.85 nghìn tỷ EUR đã được sử dụng. Vào thời điểm hiện tại, nhiều khả năng các thị trường sẽ được củng cố bằng lời nói với các bài phát biểu dự kiến từ các thành viên ECB - Lane, de Guindos và Schnabel sẽ diễn ra trong tuần này. Họ có thể sẽ lặp lại những lời của bà Lagarde, nhẹ nhàng nhắc nhở các thị trường rằng có một bàn tay vững chắc ở phía sau hậu trường, sẵn sàng “chơi lớn” nếu xảy ra tình trạng tài chính thắt chặt và thị trường trái phiếu biến động.