ECB chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019
Thái Linh
Junior Editor
ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cho khu vực eurozone trong tuần này, lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2019.
Điều này sẽ đánh dấu sự kết thúc chính thức cho chu kỳ tăng trưởng nhanh kỷ lục bắt đầu sau đại dịch Covid-19 khi lạm phát tăng cao. Tuy vậy, sự chú ý của các nhà đầu tư có vẻ như đã chuyển sang những gì sẽ xảy ra sau đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6 này của ECB.
Mark Wall, nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank, cho biết: “Theo như phát ngôn từ các quan chức, việc cắt giảm lãi suất vào ngày 6 tháng 6 là rất khôn ngoan”.
“Ngay cả với sự tăng giá bất ngờ của HICP tháng 5, ECB vẫn tin rằng việc cắt giảm lãi suất là phù hợp. Câu hỏi ở đây là, điều gì sẽ xảy ra sau tháng Sáu?”
Lạm phát khu vực eurozone trong tháng 5 cao hơn một chút so với dự kiến, với lạm phát toàn phần ở mức 2.6% và lạm phát cơ bản ở mức 2.9%. Trên hết, mức tăng lương được đàm phán, được ECB theo dõi chặt chẽ, đã tăng tốc trở lại trong quý đầu tiên lên 4.7% sau khi chạm mức 4.5% vào quý 4 năm 2023.
Nhà kinh tế trưởng của Berenberg, Holger Schmieding, cho biết: “Nhiều dữ liệu trong số này bị bóp méo bởi các sự kiện chỉ xảy ra một lần. Ví dụ, một mùa đông ôn hòa đã thúc đẩy hoạt động xây dựng ngoài trời trong Quý 1 và GDP, trong khi các khoản thanh toán một lần đã làm tăng mức lương nhiều hơn bình thường ở một số quốc gia như Đức vào đầu năm nay.”
Mặc dù không thể loại trừ khả năng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất khác vào tháng 7, nhưng với những phát ngôn gần đây từ các nhà hoạch định chính sách của ECB, điều đó dường như không có khả năng xảy ra.
“Chúng tôi nhận thấy rằng một số dữ liệu lạm phát đang dai dẳng - đặc biệt là lạm phát trong nước, cụ thể là ngành dịch vụ”, thành viên hội đồng quản trị ECB Isabel Schnabel cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình công cộng Đức ARD vào ngày 16 tháng 5.
Bà cho rằng “ECB nên thận trọng khi đưa ra những động thái liên tiếp do có khả năng việc này sẽ đưa đến rủi ro khi cắt giảm lãi suất quá nhanh. Đây là điều chúng ta rất nên tránh.”
Điểm cần lưu ý tiếp theo là sự phân kỳ giữa chính sách lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” của ECB và Fed. Đây không phải là một điều dễ dàng thực hiện do sự tác động mạnh mẽ đến cặp tỷ giá EURUSD, gây ra lạm phát thông qua giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Theo ông Mark Wall cho biết: “Trong thời gian 6-12 tháng, dưới sự giả định của chúng tôi rằng chênh lệch lãi suất giữa Fed và ECB đang tăng lên mức cao lịch sử, sự mất giá của tỷ giá hối đoái có thể có tác động lớn tới lạm phát nếu nhu cầu trong nước mạnh hơn, biên lợi nhuận cao hơn, và chính sách lãi suất bớt thắt chặt hơn.”
CNBC