ECB không tập trung vào mục tiêu lợi suất TPCP Đức nữa, chuyển hướng sang phần bù rủi ro

ECB không tập trung vào mục tiêu lợi suất TPCP Đức nữa, chuyển hướng sang phần bù rủi ro

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

15:09 04/05/2021

Ngân hàng Trung ương châu Âu dường như đang dần rờ khỏi chương trình mục tiêu lợi suất đối với TPCP Đức như cách họ đã làm trong nhiều tháng. Điều này có ý nghĩa sâu sắc, bắt đầu với khả năng các mức lợi suất chính tăng lên 0 lần đầu tiên sau 2 năm.

Premium của Bund đang ổn định từ mức 25 - 27 điểm cơ bản
Premium của Bund đang ổn định từ mức 25 - 27 điểm cơ bản

• Từ tháng 9 đến tháng 1, tiến độ mua trái phiếu của ECB thông qua chương trình PEPP đã giữ lợi suất TPCP 10 năm của Đức mắc kẹt trong phạm vi hẹp giữa -0.50% và -0.60%
• Tuy nhiên, vào khoảng giữa tháng 2, cơ quan quản lý tiền tệ dường như đã thay đổi chiến lược và tập trung vào phần bù rủi ro premium.
• Phần bù này chính là mức chênh lệch mà theo đó lợi suất TPCP Đức thấp hơn so với mức định giá từ mô hình, dựa trên thị trường tiền tệ và lạm phát, cũng như các yếu tố đầu vào kinh tế vĩ mô như PMI.
• Biểu đồ bên dưới ghi lại sự thay đổi trong cách tiếp cận của ECB, với phần bù rủi ro tăng cao vào đầu năm nay, nhưng ít nhiều đã ổn định kể từ tháng 3.
• Nếu ECB vẫn tiếp tục với cách tiếp cận mới này, họ sẽ ngầm thể hiện sự chấp thuận ngầm với việc lợi suất TPCP Đức tăng cao hơn trong những tháng tới. Thật vậy, trong khi ngân hàng trung ương tuyên bố tại cuộc họp chính sách tháng 3 rằng sẽ đẩy mạnh việc mua trái phiếu, tuy nhiên, họ đã cho phép lợi suất TPCP Đức tăng kể từ đó.
• Lợi suất TPCP Đức chưa bao giờ giao dịch trên 0% kể từ năm 2019, mô hình hiện tại cho giá trị 0.05%
• Phần lớn những gì xảy ra với bunds sẽ được quyết định bởi những các diễn biến bên kia Đại Tây Dương và eo biển Anh. Nếu lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng khi thị trường dần định giá Fed cắt giảm QE, lãi suất của Đức có thể sẽ tăng theo. Và Ngân hàng trung ương Anh, sẽ có cuộc họp trong tuần này, có thể vạch ra việc giảm tốc độ mua trái phiếu.
• Một vấn đề quan trọng sẽ quyết định quỹ đạo cuối cùng của lợi suất Bund (TPCP Đức) là liệu ECB có cam kết với cách tiếp cận hiện tại của họ hay không. Dựa trên việc sự phục hồi của khu vực đồng euro vẫn còn yếu ớt, ECB có thể vẫn sẽ chưa đạt được mức lợi suất Bund bằng 0 nếu chỉ cho đi thông điệp tâm lý về việc thắt chặt chính sách.
• Thật vậy, một số sự gia tăng trong lợi suất Bund bắt nguồn từ kỳ vọng lạm phát cao hơn trong khu vực đồng euro, điều mà ECB có thể cho là quá sớm.
• Mặt khác, nếu lợi suất ở hầu hết các nền kinh tế G-10 khác tiếp tục tăng, việc cố tình kìm hãm lợi suất Bund sẽ gây ra sự thắt chặt không cần thiết dưới dạng đồng euro mạnh hơn.
• Mặc dù vậy, khu vực đồng euro vẫn theo chủ nghĩa duy trì lãi suất thấp. Với việc chương trình mua trái phiếu PEPP sẽ duy trì cho đến ít nhất là tháng 3 năm sau và do chương trình mua tài sản riêng biệt của nó cần phải được cắt giảm trước, các hành động thay đổi chính sách vẫn còn rất xa vời.
• Bunds đã không còn thú vị như thế này trong một thời gian dài và sự khôn ngoan của ECB sẽ quyết định liệu cuối cùng lợi suất có quay trở lại mức dương trong năm nay hay không

Ven Ram, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ