ECB và Fed "không đồng điệu" về lãi suất: Nguy cơ tiềm ẩn cho đồng Euro?

ECB và Fed "không đồng điệu" về lãi suất: Nguy cơ tiềm ẩn cho đồng Euro?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:48 03/05/2024

Theo một nhà kinh tế học, viễn cảnh ECB đi theo hướng ngược lại Fed về triển vọng lãi suất có thể sẽ có tác động đặc biệt tiêu cực đối với G20.

ECB có vẻ như đang đi đúng hướng để cắt giảm lãi suất vào tháng 6, trừ khi có bất kỳ bất ngờ lớn nào, và dữ liệu lạm phát gần đây càng củng cố thêm khả năng giảm lãi suất sắp tới.

Ngược lại, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư, với lý do được FOMC đưa ra là chưa có thêm tiến triển trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.

Fed cho biết trong một tuyên bố rằng họ không mong đợi giảm lãi suất cho đến khi đạt được niềm tin chắc chắn hơn rằng lạm phát đang trở lại mức mục tiêu một cách bền vững, lặp lại các tuyên bố từ các cuộc họp vào tháng 3 và tháng 1.

Trong khi đó, ECB vẫn đang vững bước trên con đường cắt giảm lãi suất trước Fed.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Daniel Lacalle, Giám đốc kinh tế tại Tressis Gestion, cho rằng việc cắt giảm lãi suất ngay lúc này có thể gây ra những tác động tiêu cực. Ông chia sẻ quan điểm trên chương trình Street Signs Europe của CNBC vào thứ Năm.

Vấn đề của việc cắt giảm lãi suất hiện tại là ECB đang đánh giá quá cao sức mạnh của đồng Euro. Nếu họ bắt đầu cắt giảm lãi suất trước Fed, về cơ bản đây sẽ là một tín hiệu cho thế giới rằng đồng Euro cần phải yếu đi. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí nhập khẩu của khu vực Eurozone sẽ tăng lên, khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực này càng trở nên khó khăn hơn.

Ông Lacalle cho rằng việc ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 6 sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp Đức, Pháp hay Tây Ban Nha vay thêm vốn vì "lãi suất giảm nhẹ không phải là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tín dụng."

Ông nói thêm, "Điều khiến nhu cầu tín dụng trở nên hấp dẫn hoặc tăng lên chính là những cơ hội kinh tế và đầu tư, và những cơ hội này đang bị hạn chế bởi các quy định và chính sách năng lượng sai lầm của khu vực Eurozone."

ECB có đang hướng tới việc cắt giảm lãi suất?

Theo cuộc trao đổi với CNBC vào tháng trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ECB vẫn đang đi đúng hướng để cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, tùy thuộc vào các biến động bất ngờ có thể xảy ra.

"Chúng tôi chỉ cần thêm một chút niềm tin vào quá trình giảm lạm phát này, nhưng nếu mọi thứ diễn ra theo kỳ vọng của chúng tôi, nếu không có cú sốc lớn nào xảy ra thì chúng tôi đang hướng tới thời điểm cần phải điều chỉnh chính sách tiền tệ thắt chặt hiện tại", bà Lagarde nói vào ngày 16/4.

Số liệu chính thức công bố Thứ Ba cho thấy lạm phát tại khu vực Eurozone ổn định ở mức 2.4% trong tháng 4, trong khi nền kinh tế quay trở lại tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm.

GDP tăng 0.3% trong quý 1, vượt qua mức dự đoán của các nhà kinh tế. Đáng chú ý, GDP quý 4 năm 2023 được điều chỉnh từ mức không tăng trưởng thành giảm 0.1%, nghĩa là khu vực Eurozone đã trải qua suy thoái kỹ thuật trong nửa cuối năm ngoái.

Ông Lacalle, nhà kinh tế trưởng tại Tressis Gestion, cho biết một trong những quan điểm thị trường hiện tại là lãi suất cao ở châu Âu là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, ông khẳng định "sự giảm tốc của khu vực Eurozone hoàn toàn không liên quan đến việc tăng lãi suất."

Thay vào đó, ông Lacalle cho rằng tình trạng kinh tế yếu kém gần đây trên khắp khu vực Eurozone nên được quy cho chính sách năng lượng, các biện pháp quản lý và chính sách nông nghiệp của khối.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ