EU cắt giảm triển vọng tăng trưởng Eurozone do lo ngại về khủng hoảng kinh tế Đức

EU cắt giảm triển vọng tăng trưởng Eurozone do lo ngại về khủng hoảng kinh tế Đức

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:10 11/09/2023

Ủy ban châu Âu cắt giảm triển vọng đối với khu vực Eurozone, dự đoán nền kinh tế này sẽ bị kéo xuống trong năm nay do sự suy thoái ở Đức.

Sản lượng trong khối tiền tệ 20 quốc gia sẽ tăng 0.8% vào năm 2023, hạ so với dự báo tăng trưởng trước đó là 1.1%, theo dự báo cập nhật từ cơ quan điều hành Liên minh Châu Âu hôm thứ Hai (11/9). Triển vọng của năm tới đã giảm cùng mức, xuống còn 1.3%.

Phần lớn là do nền kinh tế lớn nhất khu vực. Đức, vốn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vào năm 2023, hiện đang phải đối mặt với mức giảm 0.4%. Hà Lan chứng kiến ​​mức điều chỉnh giảm thậm chí còn mạnh hơn, từ 1.8% xuống 0.5%.

Lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao và sẽ không thể đạt được mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Lạm phát được dự đoán ở mức 5.6% trong năm nay, thấp hơn một chút so với dự kiến ​​​​trước đó, nhưng sẽ cao hơn dự đoán vào năm 2024, ở mức 2.9%.

Những con số gần đây có thể làm dấy lên lo ngại rằng khu vực Eurozone đang sa lầy trong một thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát trên mục tiêu.

Những dữ liệu này có thể đưa ra một số thông tin về triển vọng hàng quý của ECB, dự kiến ​​công bố vào thứ Năm và sẽ giúp các quan chức xác định xem nên gia hạn hay tạm dừng đợt tăng lãi suất lịch sử.

Ủy ban cho biết: “Sự suy yếu của nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, cho thấy giá tiêu dùng cao và vẫn tiếp tục tăng đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ đang gây thiệt hại nặng nề”. “Đà tăng trưởng yếu hơn ở EU dự kiến ​​sẽ kéo dài đến năm 2024 và tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục hạn chế hoạt động của kinh tế”.

Mặc dù tránh được suy thoái kinh tế sau tấn công của Nga vào Ukraine, khu vực đồng Eurozone vẫn đang phải vật lộn dưới sức ép của giá năng lượng, chi phí vay tăng vọt và nhu cầu suy yếu ở các thị trường xuất khẩu như Trung Quốc.

Dữ liệu công bố vào tuần trước cho thấy sản lượng trong khối hầu như không tăng trong 3 tháng tính đến tháng 6, được điều chỉnh thấp hơn do doanh số bán hàng ở nước ngoài kém. Khảo sát của các nhà quản lý mua hàng chỉ ra rằng quý III sẽ khó khăn khi lĩnh vực dịch vụ châu Âu nối đuôi tình trạng thu hẹp của sản xuất.

Những vấn đề trên xảy ra rõ ràng nhất ở Đức, nơi chủ yếu bị đè nặng bởi sự sụt giảm sản xuất. Theo dự báo tuần trước từ Viện Kiel, sau khi trải qua đợt suy thoái mùa đông, kinh tế nước này đã không thể tăng trưởng trong quý II và có thể giảm 0.3% trong quý III.

“Tất nhiên nền kinh tế Đức có tác động đến các nước khác”, Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni nói trong một cuộc họp báo. “Nhìn chung, nếu nền kinh tế lớn nhất của liên minh tăng trưởng âm, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả khu vực”.

Viễn cảnh ảm đạm đã hiện ra trước mắt một số quan chức ECB, những người nói rằng đã đến lúc phải tạm dừng chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ mà họ đã bắt tay thực hiện hơn một năm trước. Tuy nhiên, cũng có những người cho biết họ thoải mái với một cuộc suy thoái nhẹ, nếu điều đó là cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức 2%.

Thành viên Hội đồng ECB Klaas Knot nói rằng các nhà đầu tư “có thể” đang đánh giá thấp khả năng xảy ra đợt tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp.

Ủy ban cho biết: “Việc thắt chặt tiền tệ có thể sẽ đè nặng lên hoạt động kinh tế nặng nề hơn dự kiến”. Tuy nhiên, “cũng có thể giúp lạm phát giảm nhanh hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình khôi phục thu nhập thực tế”.

Một cuộc khảo sát của Bloomberg vào thứ Hai tuần trước tiết lộ quan điểm bi quan hơn đối với ủy ban. Nền kinh tế khu vực Eurozone được dự đoán sẽ tăng trưởng 0.6% vào năm 2023 và 0.8% vào năm 2024.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ