EU nên thận trọng khi đối đầu với Big Tech

EU nên thận trọng khi đối đầu với Big Tech

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:42 16/07/2024

Các công ty công nghệ lớn đã mang đến cho thế kỷ 21 một số cải tiến tuyệt vời. Amazon, Google Search, iPhone của Apple và các sản phẩm kỹ thuật số khác đã giúp cuộc sống của mọi người trở nên tiện lợi và hiệu quả hơn rất nhiều - lợi ích mà người tiêu dùng nhận được mỗi năm ước tính khoảng hơn 2.5 nghìn tỷ USD. Họ xứng đáng thống trị thị trường của mình.

Đúng là sự thống trị như vậy có thể đe dọa đến khả năng cạnh tranh ở một khía cạnh nào đó. Các quan chức của Liên minh châu Âu đang tự mình quyết định xem ranh giới đó nên được vạch ra ở đâu. Họ nên thận trọng để tránh việc chỉ đơn giản là trừng phạt thành công, và nên nhớ rằng quy định phức tạp thường gây hại nhiều hơn là có lợi.

Vốn hoá thị trường của các công ty công nghệ lớn tại Hoa Kỳ

Ở một góc độ nào đó, các ông lớn công nghệ sẽ hối hận nếu không tận dụng quy mô của mình. Amazon điều hành sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, vậy tại sao không bán sản phẩm của riêng mình? Các nhà phát triển ứng dụng muốn tiếp cận 1.5 tỷ người dùng iPhone, vậy tại sao không kết nối họ thông qua một cửa hàng ứng dụng và hệ thống thanh toán độc quyền? Google xử lý 90% lượt tìm kiếm trên web, việc cung cấp các dịch vụ như so sánh các sản phẩm mua sắm chắc chắn là hợp lý. Nhìn chung, việc tận dụng quy mô của các ông lớn này sẽ mang lại trải nghiệm đơn giản và thuận tiện hơn cho người dùng.

Tuy nhiên, việc vượt qua ranh giới là điều dễ dàng. Với quyền kiểm soát dữ liệu và kết quả tìm kiếm, Amazon có thể đối xử không công bằng với các nhà bán lẻ phụ thuộc vào họ. Apple và Google có thể đẩy đối thủ cạnh tranh xuống cuối cửa hàng ứng dụng hoặc cuối kết quả tìm kiếm. Nếu hành vi chống cạnh tranh không được giải quyết, hậu quả đối với người tiêu dùng có thể là sự lựa chọn hạn chế, sản phẩm tệ hơn hoặc giá cả quá cao. Đối với nền kinh tế, đó là sự "hóa đá".

Do đó, mục tiêu nên là ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh - chứ không phải cố gắng quản lý chặt chẽ doanh nghiệp hay áp đặt cách phát triển của một ngành công nghiệp nhất định.

Cách tiếp cận truyền thống, thực thi luật chống độc quyền, là một đòn tấn công chậm chạp. Ví dụ, vụ kiện mang tính bước ngoặt của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chống lại Google liên quan đến các hoạt động bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước và từ lâu đã củng cố sự thống trị của công ty trong lĩnh vực tìm kiếm. Thông thường, các biện pháp này khắc phục không thành công hoặc thậm chí gây ra thiệt hại.

EU tin rằng họ có cách tốt hơn. Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của họ đặt ra các quy tắc chung về cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh theo thời gian thực tế hơn. Kết quả sẽ phụ thuộc nhiều vào cách các nhà quản lý áp dụng quyền lực rộng lớn mà luật này trao cho họ - bao gồm cả khoản tiền phạt có thể lên tới 1/5 doanh thu toàn cầu của một công ty. Trách nhiệm của họ là chứng minh rằng luật không chỉ đơn thuần là thuế quan trá hình đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ mà họ thực sự quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng và những nhà phát triển mới. Các quy định can thiệp quá mức có thể gây ra thảm họa cho khả năng cạnh tranh của châu Âu.

Cho đến nay bằng chứng không mấy khả quan. Nhờ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) có hiệu lực vào tháng 3, người tiêu dùng EU có thể dễ dàng truy cập vào một số ứng dụng và trình duyệt web trên điện thoại thông minh của họ - mặc dù họ có thực sự muốn hoặc sẽ sử dụng sự lựa chọn đó đến mức nào thì vẫn là một câu hỏi mở. Đồng thời, họ sẽ bỏ lỡ các tính năng AI mới từ Apple và Meta Platforms, những công ty đổ lỗi cho sự chậm trễ do bất ổn về quy định. Người ta hy vọng các quan chức EU đã học được điều gì đó từ Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) năm 2016, quy định này đã khiến mọi người phải đối mặt với vô số yêu cầu chấp thuận cookie trực tuyến trong khi gây tổn hại đến đầu tư, quá trình đổi mới và hiệu suất của công ty.

Đây là một thử nghiệm đáng để theo dõi. Các khu vực pháp lý từ Mỹ đến Nhật Bản đang cân nhắc áp dụng luật tương tự như luật của EU. Tuy nhiên, các nhà quản lý châu Âu nên thận trong việc ban hành luật. Nếu luật không đem lại lợi ích cho mọi người thì không nên thực hiện

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ