EU và Anh tăng cường đàm phán về tương lai hậu Brexit

EU và Anh tăng cường đàm phán về tương lai hậu Brexit

17:31 29/06/2020

Brussels: EU và Anh đang khởi động lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận nhằm xác định mối quan hệ của họ hậu Brexit vào đầu tuần này (tháng Sáu) và kéo dài trong 5 tuần liên tục. Vòng đàm phán mới tại Brussels sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên của đôi bên sau khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 và phía Anh đang hoàn toàn tập trung vào việc nhanh chóng để có thể rời khỏi EU.

Các cuộc họp sẽ được tổ chức luân phiên hàng tuần giữa Brussels và London trong suốt tháng 7 tới cuối tháng 8. Một phát ngôn viên của Vương quốc Anh cho biết rằng David Frost sẽ vẫn là nhà đàm phán chính cho các cuộc đàm phán với EU cho đến khi đạt được thỏa thuận hoặc cho đến khi cuộc đàm phán kết thúc, ông không hề muốn các cuộc đàm phán sẽ kéo dài đến mùa thu.

Cả hai bên đều hy vọng rằng các cuộc đàm phán trực tiếp sẽ có kết quả tốt hơn so với những cuộc đàm phán qua video không hề mang lại một chút kết quả nào trước đó. Nhưng những ngày gần đây, tình hình đã trở nên xấu hơn rất nhiều khi Johnson đã nhấn mạnh vào thử Bảy rằng:“Vương quốc Anh sẵn sàng chịu hậu quả của việc không có thỏa thuận Brexit nếu 2 bên không đàm phán thành công và tìm được những điểm chung”.

Thủ Tướng Đức bà Angela Merkel cũng đã công khai lập trường của mình và đặt ra câu hỏi rằng “liệu London có thực sự muốn thỏa thuận này hay không?”. Bà cũng đã có phát ngôn với tờ Sueddeutsche Zeitung daily rằng: “tôi sẽ cố gắng hết sức vì lợi ích của Vương quốc Anh và của tất cả các thành viên quốc gia trong liên minh châu Âu để có thể đạt được một thỏa thuận Brexit có trật tự. Nhưng đó là trong trường hợp cả hai bên cùng mong muốn điều này xảy ra và cùng nhau hợp tác.”

Anh sẽ rời EU vào ngày 30 tháng 1, nước này vẫn sẽ được hưởng lợi từ tư cách là thành viên của EU, nhưng trên thực tế mối quan hệ này sẽ chấm dứt vào ngày 31 tháng 12. Nếu không có thỏa thuận mới, quan hệ song phương sẽ giảm xuống mức tiêu chuẩn tối thiểu do Tổ chức Thương mại Thế giới đặt ra với mức thuế cao và sự gián đoạn nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh. London muốn đồng ý ít nhất là các nội dung chinh cơ bản của thỏa thuận thương mại vào mùa hè này - ít nhất là về mặt chính trị, và có thể cả pháp lý - để mang lại cho các doanh nghiệp Anh sự rõ ràng trước cuối năm nay. Ngược lại với phía London, EU không bị sức ép về mặt thời gian và tin rằng sự cần thiết của việc phê chuẩn bởi nghị viện châu Âu và các nước khác có thể sẽ dẫn đến một thỏa thuận vào cuối tháng 10.

Thông tin về các cuộc đàm phát sẽ được công bố rõ hơn vào thứ Hai. Việc sắp xếp đàm phán sẽ trôi chảy hơn các vòng trước, khi mà hàng trăm quan chức thảo luận ở các phiên riêng biệt với các chủ đề khác nhau.

Ông Barnier, nhà đàm phán trưởng của EU cho biết "Chúng tôi sẽ đàm phán mang tính xây dựng như những gì chúng tôi đã và đang làm, với tất cả sự tôn trọng chúng tôi sẵn sàng sáng tạo, đổi mới để tìm ra điểm chung"

Ông David Frost cũng cho biết rằng ông sẽ đến Brussel với một niềm tin mãnh liệt thể hiện cho nỗ lực và sự quyết tâm trong vòng đàm phán trực tiếp lần này. Nhưng ông cũng đã cảnh báo rằng: "Đây cần phải là một cuộc đàm phán thực sự và một số nội dung không thực tế của EU sẽ phải được thay đổi để đôi bên có thể đạt được kết quả mong đợi.”

Các cuộc thảo luận sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp vào lúc 15:00 giờ Việt Nam và sẽ tiếp tục trong suốt cả tuần với các phiên ngắn về các chủ đề có vấn đề nhất.

Các điểm nhức nhối khác là vai trò của Tòa án Công lý EU, quyền tiếp cận vùng biển của Anh đối với ngư dân châu Âu, cũng như hình thức của thỏa thuận.

Đây có thể là một thỏa thuận rất rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực của mối quan hệ giữa Anh và EU, như người châu Âu muốn, hoặc một thỏa thuận thương mại đơn giản đi kèm với các thỏa thuận theo từng ngành nhỏ như London tìm kiếm.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ