Euro có thể “cưỡi sóng” phục hồi để đạt các mức cao mới trong năm nay!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Sau mức tăng nổi bật vào năm 2020, tỷ giá EUR/USD sẽ tăng cao hơn nữa trong năm nay do triển vọng phục hồi tích cực, động lực chính sách thuận lợi và đồng USD suy yếu hơn nữa.
Độc giả của chúng tôi dự báo tỷ giá EUR/USD sẽ tăng lên 1.24 vào cuối năm, theo khảo sát của Markets Live 2021. Nhóm MLIV tỏ ra “bullish” hơn, mặc dù chúng tôi không kỳ vọng mức tăng 9% của năm ngoái sẽ lặp lại
Dự báo đồng thuận rằng tăng trưởng khu vực đồng Euro sẽ ở mức 4,6% trong năm nay, cao hơn mức tăng 3.9% ở Hoa Kỳ, giả định không có gói kích thích tài khóa bổ sung nào.
Đồng Euro có thể nhận được sự hỗ trợ từ thị trường chứng khoán châu Âu. Do thị trường này sẽ phải bắt kịp thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, cho nhịp điều chỉnh sâu và các chỉ số nghiêng về chu kỳ, sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn luân chuyển bền vững.
Đồng Euro có lợi thế hơn so với đồng USD khi nói đến kích thước tương đối của bảng cân đối kế toán ngân hàng trung ương. Đồng Bạc Xanh có thể sẽ bị đè nặng hơn do Fed cam kết mua ít nhất 120 tỷ USD trái phiếu kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp, vượt xa những gì ECB dự kiến sẽ làm. Và trong bất kỳ kịch bản tương đối nào về việc nới lỏng “hỏa lực”, khả năng của Fed là lớn hơn.
Phân tích của ECB cho thấy hơn một nửa mức tăng EUR/USD từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2020 phản ánh mức tăng 16 điểm phần trăm trong bảng cân đối của Fed so với ECB.
Có rất nhiều chất xúc tác cho sự suy yếu thêm nữa của đồng USD - và sức mạnh của đồng Euro ở mặt khác. Chính sách tài khóa mở rộng của Mỹ sẽ lại gây ra những lo ngại về thâm hụt kép, với những ước tính thận trọng đưa ra mức thâm hụt ngân sách ở gần mức kỷ lục 8.6% GDP vào năm 2021.
Trong khi đó, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ ở mức 2.6% GDP tính đến quý III năm 2020 và các nhà kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng lên hơn 3% vào cuối năm. Điều đó trái ngược hoàn toàn với thặng dư của khu vực đồng Euro ở mức 2% GDP so với cùng kỳ và dự báo sẽ tăng lên 2.3% trong năm nay.
Lạm phát bùng phát trở lại ở Mỹ, core PCE ở mức 1.4%, sẽ đẩy lợi suất thực xuống thấp hơn và đè nặng lên đồng Bạc Xanh. Kịch bản như vậy ít khả năng xảy ra hơn ở châu Âu, nơi core CPI chỉ ở mức 0.2%.
Đồng USD cũng đối mặt với mối đe dọa chậm rãi của xu hướng đa dạng hóa dự trữ. Đồng Euro có thể tận dụng điều này, với quy mô tương đương với nền kinh tế Hoa Kỳ và thực tế là nó được hỗ trợ bởi khối thương mại lớn nhất thế giới và sự gắn kết tài khóa mới đây.
Thật vậy, nhu cầu dự trữ đối với Euro so với đồng USD đã tăng vào cuối năm ngoái lên hơn 25 tỷ USD, gần mức cao nhất mọi thời đại (tính theo tháng).
Một thước đo của Citigroup cho thấy các vị thế đặt cược tăng giá ở đồng Euro đang ở gần mức cao nhất trong nhiều năm - và điều đó có thể báo hiệu một bước tiến xa hơn. Khi z-scores cho các khoản đầu cơ vị thế Long vượt quá 2 độ lệch chuẩn, như đã thấy trong năm 2017, nó có xu hướng báo hiệu đà tang tiếp diễn trong ngắn hạn hơn.
Đồng Euro tính theo trọng số thương mại tiến gần đến mức cao nhất mọi thời đại được thấy vào năm 2009 có thể khiến ECB phải can thiệp bằng lời nói. Tuy nhiên, các động thái đó chỉ có thể làm chậm đà tăng của đồng tiền chung, chứ không thể đảo ngược nó.
Những khó khăn khác đối với EUR/USD bao gồm chính trị, với việc Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ nghỉ hưu vào tháng 9; nguy cơ về các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ở châu Âu trong bối cảnh nợ công gia tăng vượt mức; và khả năng đại dịch bùng phát dữ dội hoặc việc triển khai vắc xin gặp khó khan.
Tuy nhiên, nhìn chung những rủi ro tiêu cực này sẽ bị lấn át bởi tăng trưởng và các chất xúc tác đi lên do chính sách định hướng để giúp EUR/USD tăng cao hơn nữa trong năm nay.