Eurozone có thể hạ cánh mềm, nhưng cái giá phải trả là thâm hụt ngân sách lớn hơn
Vân Chi
Junior Editor
Nền kinh tế eurozone vẫn đang hướng tới hạ cánh mềm, với lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng tăng lên từ giờ đến năm tới, theo Ủy ban Châu Âu.
Cơ quan hành pháp của EU cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ tăng 0.8% trong năm nay và 1.4% vào năm 2025 — gần như không thay đổi so với dự báo ba tháng trước. Lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống 2.5% trong năm nay và 2.1% trong năm tới — giảm từ mức 2.7% và 2.2% trước đó.
Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni cho biết: "Chúng tôi dự kiến tăng trưởng sẽ tăng dần trong suốt năm nay và năm tới, khi tiêu dùng tư nhân được hỗ trợ bởi lạm phát giảm, sức mua phục hồi và tăng trưởng việc làm liên tục”.
Eurozone dự kiến sẽ có tăng trưởng mạnh hơn và lạm phát chậm hơn
Ông cảnh báo rằng "nợ công trong khu vực dự kiến sẽ tăng nhẹ vào năm tới, cho thấy cần sự thống nhất về mặt tài khóa, đồng thời bảo vệ hoạt động đầu tư."
Các quan chức dự báo tổng thâm hụt ngân sách ở mức 3% vào năm 2024 và 2.8% vào năm 2025 — tăng từ mức 2.8% và 2.7% trước đó. Trong khi Pháp và Ý được dự báo sẽ đối mặt với mức thâm hụt lớn hơn, còn Đức và Tây Ban Nha được dự đoán có thâm hụt nhỏ hơn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các chính phủ đã chi tiêu nhiều trong thời gian đại dịch và cú sốc năng lượng sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, để hỗ trợ các công ty và hộ gia đình đối phó với hậu quả. Khi có sự phục hồi, họ trở nên tham vọng hơn trong việc hợp nhất tài chính.
Dự báo ngân sách Eurozone trong năm 2025
Nền kinh tế eurozone khởi đầu tích cực hơn so với dự đoán trong năm nay, tăng trưởng 0.3% trong ba tháng đầu năm, sau một cuộc suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm 2023. Ngay cả Đức, quốc gia chậm tăng trưởng của châu lục, cũng tăng trưởng nhiều hơn dự kiến.
Đồng thời, lạm phát đã hạ nhiệt sau khi các cú sốc về cung ứng đã gây áp lực cho eurozone sau khi đại dịch đã giảm bớt. Vẫn còn tồn tại các mối lo ở Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về việc tăng lương có thể làm gia tăng áp lực giá nội địa.
Các quan chức vẫn đang trên đà thực hiện cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6, và có thể sẽ có các đợt tiếp theo vào cuối năm. Mức độ nới lỏng vẫn đang được tranh luận, nhưng các nhà đầu tư hiện đang dự đoán khoảng ba lần cắt giảm trong năm 2024.
Chi phí vay thấp hơn sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư, đồng thời giảm động lực tiết kiệm của người tiêu dùng và tăng cường tiêu dùng, theo ủy ban cho biết. Đến năm 2025, tiền lương thực tế trung bình ở Liên minh châu Âu sẽ hoàn toàn phục hồi về mức năm 2021, nhưng không phải ở tất cả các quốc gia thành viên.
Tình hình của các ngành khác nhau trong nền kinh tế cũng không đồng đều một cách bất thường, một số ngành dịch vụ hưởng lợi từ sức mua tăng lên của các hộ gia đình, trong khi ngành sản xuất chịu ảnh hưởng từ nhu cầu toàn cầu yếu và chi phí vay cao.
Ủy ban cho biết: "Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ hỗ trợ nhu cầu bên ngoài của EU đối với hàng hóa, từ đó giúp nâng cao triển vọng của ngành sản xuất suy yếu.
Bloomberg