EUR/USD chạm đỉnh tuần mới (1.0631) sau khi FOMC tuyên bố có thể tăng 50bp trong vài cuộc họp tiếp theo.
Những nỗ lực kiềm chế lạm phát của FOMC có thể gây áp lực lên EUR/USD vào năm nay. Fed dự định triển khai kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán từ ngày 1 tháng 6. Có vẻ như Chủ tịch Jerome Powell chưa vội đưa bảng cân đối kế toán quay trở về mức trước đại dịch.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có vẻ đang chuyển hướng diều hâu khi bà Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng Thống đốc tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với Handelsblatt về việc tăng lãi suất trong tháng 7. Theo bà, mức lãi suất sau khi tăng vẫn sẽ phù hợp để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế. Bà Schnabel còn khẳng định việc ECB thu hẹp danh mục đầu tư trái phiếu trong tương lai gần là điều hợp lý. Tuy nhiên vẫn cần xem xét cuộc họp tiếp theo của ECB vào ngày 9 tháng 6 khi lạm phát đang kéo dài hơn dự kiến.
EUR/USD có thể tiếp tục xu hướng giảm khi FOMC vẫn đang đi trước ECB khoảng cách rất xa, tuy nhiên khả năng cặp tiền này phục hồi là vẫn có khi RSI đã thoát khỏi quá bán.
Phân tích kỹ thuật EUR/USD
EUR/USD vẫn đang cho thấy xu hướng giảm khi MA 200 ngày (1.1355) dốc xuống. RSI trước đó đã rơi vào vùng quá bán, vượt qua đáy năm 2020 (1.0636).
Hiện tại cặp tiền dường như đã đảo chiều quanh đáy tháng 3 năm 2017 (1.0495) sau khi thoát ra khỏi biên độ hẹp, RSI tăng trở lại trên 30.
Việc đóng cửa trên 1.0640 (Fib mở rộng 78.6%) có thể đẩy EUR/USD quay trở lại vùng 1.0760 - 1.0780 (Fib mở rộng 61,8%-100%). Sau đó, cần chú ý đến khu vực 1.0840-1.0860 (Fib mở rộng 50%-Fib thoái lui 23.6%)
Cần đóng cửa dưới ngưỡng 1.0500 (Fib mở rộng 100%) để đưa EUR/USD trở lại mức đáy tháng 3 năm 2017 (1.0495). Sau đó, khu vực 1.0330-1.0370 (Fib mở rộng 161.8%-38.2%) sẽ rất đáng chú ý.