Fed chọn cắt giảm 50 bps nhằm đảm bảo kịch bản "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế

Fed chọn cắt giảm 50 bps nhằm đảm bảo kịch bản "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

07:16 19/09/2024

Chủ tịch Fed, Jerome Powell, đã cùng các đồng nghiệp thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất mạnh nhằm duy trì sức mạnh của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh các rủi ro đối với thị trường lao động ngày càng gia tăng, đánh dấu sự thay đổi trong mục tiêu của chính sách tiền tệ không chỉ tập trung duy nhất vào việc kiểm soát lạm phát.

Ông Powell giải thích rằng việc bắt đầu giảm lãi suất mạnh trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn ổn định sẽ giúp giảm bớt nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, ông không cam kết Fed sẽ duy trì tốc độ cắt giảm tương tự trong tương lai mà nhấn mạnh rằng các động thái tiếp theo sẽ dựa vào tình hình kinh tế trong những tháng sắp tới.

Việc cắt giảm lãi suất 0.5%, lớn hơn nhiều so với dự đoán chung của thị trường, là nỗ lực của Powell nhằm đảm bảo kịch bản "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế Mỹ.

Powell nói trong buổi họp báo sau khi kết thúc cuộc họp FOMC rằng thị trường lao động hiện đang ở trạng thái ổn định và mục tiêu của họ là giữ vững điều đó. Đối với ông, lý do cho việc này cả từ góc độ kinh tế hay quản lý rủi ro đều rất rõ ràng.

Thái độ lạc quan của ông Powell về quyết định này cũng nhằm bác bỏ quan điểm cho rằng các nhà hoạch định chính sách đang thực hiện một động thái lớn nhằm bù đắp cho việc chậm trễ trong cắt giảm lãi suất. Fed đã đối mặt với sự chỉ trích vì đã chậm chạp trong việc thắt chặt lãi suất vào năm 2022.

Powell nói họ không cho rằng hành động của mình đang có phần chậm trễ. Thị trường có thể xem đây như cam kết về việc Fed sẽ không phản ứng chậm trong việc điều chỉnh lãi suất để đối phó với các thay đổi của nền kinh tế.

Quyết định này không tránh khỏi tranh cãi. Michelle Bowman đã bỏ phiếu phản đối, ủng hộ mức hạ lãi suất thấp hơn ở mức 0.25%, đánh dấu việc lần đầu tiên các quan chức Fed có quan điểm bất đồng kể từ năm 2005.

Các dự báo cập nhật đi kèm với quyết định cũng cho thấy mặc dù phần lớn các quan chức ủng hộ việc cắt giảm thêm 50 bps trong hai cuộc họp cuối cùng của năm nay, những người còn lại vẫn có các quan điểm trái chiều về mức độ nới lỏng cần thiết trước khi lạm phát hoàn toàn đạt được mức mục tiêu 2%. 7/19 quan chức chỉ mong muốn cắt giảm thêm 25 bps vào năm 2024, và 2 người phản đối việc cắt giảm thêm trong năm nay.

Các nhà đầu tư hiện đang đặt cược vào việc Fed sẽ giảm thêm 70 bps tại các cuộc họp vào tháng 11 và tháng 12, thể hiện kỳ vọng lớn hơn của thị trường về mức cắt giảm so với mức các nhà hoạch định chính sách dự đoán.

Hành động mạnh mẽ hơn

Julia Coronado, người sáng lập MacroPolicy Perspectives và cựu quan chức của Fed, cho biết việc Fed chọn bắt đầu chu kỳ nới lỏng bằng một động thái lớn cho thấy họ sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn nếu dữ liệu của thị trường lao động tiếp tục xấu đi.

Dữ liệu kể từ cuộc họp FOMC cuối cùng của Fed vào tháng 7, bao gồm báo cáo dữ liệu việc làm yếu kém được công bố hai ngày sau đó, cho thấy thị trường lao động đã hạ nhiệt so với hời kỳ đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp hiện đứng ở mức 4.2%, tăng từ mức thấp 3.4% trong năm ngoái.

Trong ba tháng qua, việc tuyển dụng của các công ty diễn ra chậm hơn cả giai đoạn đại dịch bùng phát, Trước đây, vào năm 2022, có 2 việc làm cho mỗi người thất nghiệp, nhưng hiện tại, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 1.

Trong khi đó, lạm phát tiếp tục giảm đúng như mong muốn của các quan chức ở mức 2.5% và lạm phát đang gần đạt mức mục tiêu của Fed.

Powell cho biết Fed "có thể đã" bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 7 nếu họ nhận được báo cáo dữ liệu việc làm trước cuộc họp.

Tuy nhiên, các dữ liệu khác chỉ ra rằng nền kinh tế vẫn còn mạnh mẽ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho thấy số lượng sa thải vẫn ở mức thấp, và báo cáo doanh số bán lẻ hàng tháng mới nhất được công bố vào ngày 17 tháng 9 cho thấy nhu cầu tiêu dùng Mỹ vẫn bền vững.

William English, giáo sư tài chính tại Trường Quản lý Yale và là cựu giám đốc bộ phận của Hội đồng Thống đốc Fed, cho biết, việc Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0.5% là một nỗ lực nhằm quản lý những rủi ro khi nền kinh tế có thể đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng.


Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ