Fed có đang mắc lại sai lầm khiến thị trường chao đảo những năm 1960?

Fed có đang mắc lại sai lầm khiến thị trường chao đảo những năm 1960?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

16:02 01/11/2021

Cuối những năm 1960, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đánh giá sai về khả năng hỗ trợ thị trường lao động của mình mà không thổi bùng lạm phát. Quyết định nhầm lẫn của họ đã đưa Mỹ vào một trong những vòng xoáy lương-giá cả tồi tệ nhất nước Mỹ.

Chỉ số giá PCE, thước đo lạm phát của Fed. PCE tại Mỹ đang tăng nhanh nhất trong hơn 30 năm
Chỉ số giá PCE, thước đo lạm phát của Fed. PCE tại Mỹ đang tăng nhanh nhất trong hơn 30 năm

Tới giờ, nhiều chuyên gia lại băn khoăn liệu chủ tịch Powell và các đồng sự có lặp lại lịch sử hay không. Họ đang quyết liệt đưa thị trường lao động về mức trước đại dịch sau khi thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ, dù nhân công vẫn đang thiếu, lương vẫn đang tăng và lạm phát vẫn đang leo thang. “Chúng ta có thể đạt toàn dụng lao động sớm hơn kỳ vọng của nhiều người, nhưng rủi ro lạm phát vượt mục tiêu 2% của Fed đã tăng cao hơn rất nhiều,” theo Ethan Harris, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại BofA Securities.

Các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ họp trong tuần này, và được kỳ vọng sẽ bắt đầu thắt chặt chương trình mua tài sản khi kinh tế tiếp tục phục hồi hậu đại dịch.

Chủ tịch Powell gần đây cũng đã phải công nhận rằng lạm phát có nguy cơ tăng cao, nhưng vẫn giữ nguyên quan điểm áp lực giá chỉ là tạm thời và sẽ hạ nhiệt sau khi các vấn đề chuỗi cung ứng được giải quyết. Chỉ số giá sản xuất PCE - thước đo lạm phát của Fed - đã tăng 4.4% YoY trong tháng Chín.

Chủ tịch Powell đã nói rằng “ta có thể kiên nhẫn với việc tăng lãi suất và để thị trường lao động phục hồi”. Nhưng ông sẽ tiếp tục gặp thách thức về vấn đề lao động.

“Rất căng”

Đây là nhận định của ông. “Thị trường lao động đang rất căng trên nhiều phương diện.” Số việc làm đang tuyển dụng ở mức cao, và số người lao động bỏ việc để tìm kiếm cơ hội mới đang ở mức kỷ lục.

Nhưng ông cũng cho rằng vẫn đang có trì trệ, ở 5 triệu việc làm đã mất kể từ đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp tháng trước ở mức 4.8% cao hơn mức tháng 2/2020 là 3.5%, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lại giảm.

Chủ tịch Powell đang đánh cược rằng vấn đề này sẽ được giải quyết khi người Mỹ quay trở lại làm việc, lấp một phần trong số 10.4 triệu việc làm đang mở khi địch đã vãn. “Kỳ vọng của tôi là tăng trưởng lao động sẽ tăng trở lại khi mảng dịch vụ dần mở cửa,” ông nói. Phép thử đầu tiên với ông sẽ là báo cáo NFP tối thứ Sáu tuần này, với kỳ vọng tăng thêm 450,000 việc làm, và thất nghiệp giảm xuống 4.7%.

Sự dịch chuyển ngầm

Rủi ro với chủ tịch Powell là Covid-19 đã đưa tới nhiều thay đổi lâu dài với thị trường lao động hơn ông từng nghĩ, khiến con đường hồi phục về mức trước đại dịch gian nan hơn, nếu không muốn thổi bùng lạm phát. Một số việc làm tại mảng dịch vụ có thể đã biến mất mãi mãi, như phục vụ nhà hàng hay giúp việc khách sạn.

Theo Elisa Cafferata, giám đốc Sở Lao động Nevada, tại các sòng bạc và ngành phụ trợ tại Las Vegas, sẽ có hơn 50,000 việc làm sẽ không trở lại nữa.

Dịch Covid cũng đã khiến tới 3 triệu người nghỉ hưu, theo số liệu từ Fed St. Louis.

“Quan niệm của một số người rằng tỷ lệ thất nghiệp trước Covid là một cột mốc thích hợp đã sai hoàn toàn,” theo nguyên Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers.

Một số người còn cho rằng thị trường lao động năm nay còn nóng hơn giai đoạn 2019.

“Thất nghiệp cao hơn ở ngành dịch vụ do Covid,” theo Tom Gimbel, CEO của LaSalle Network, một công ty quản lý lao động tại Chicago. “Nhưng nếu ta bỏ đi Covid, thất nghiệp đang ở mức thấp kỷ lục,”

Ông cũng nói thêm rằng rất khó để thu hút lao động vào các vị trí tạm thời. “Công việc thuyết phục ai đó đứng dậy và tìm một công việc đang khó hơn bao giờ hết!”

Yêu cầu từ người lao động

Michael Stull, phó giám đốc Manpower Group Bắc Mỹ, cho rằng tình hình trên thị trường lao động là “chưa từng có tiền lệ.”

“Sự khác biệt của hiện tại với quá khứ là người lao động không còn thấy giá trị của việc đi làm nữa và chờ đợi công việc tốt hơn. Đại dịch đã làm người lao động “thức tỉnh” và họ đang muốn nhiều hơn.”

Kết quả là: lương cao hơn trước dịch rất nhiều, ông Stull kết luận.

Chủ tịch Powell và cả Fed đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi kinh tế hồi phục, theo giáo sư đại học Chicago Veronica Guerrieri. Một số mảng như xe cộ đang bùng nổ, trong khi hàng không lại tụt lại. Nếu Covid-19 gây ra những ảnh hưởng lâu dài, Fed nên theo đuổi chính sách mềm mỏng để tạo ra “một chút lạm phát”. Điều này sẽ khiến sự chuyển dịch kinh tế và lao động diễn biến dễ dàng hơn.

Nhưng Fed cũng phải có giới hạn. Nếu kỳ vọng lạm phát bắt đầu tăng, họ phải thay đổi chiến lược, theo bà Guerrieri. Bà cũng đã công bố một nghiên cứu của riêng mình về vấn đề này trong cuộc họp Jackson Hole hồi tháng Tám.

“Đây là một công việc rất khó cho các cơ quan tiền tệ," bà Guerriera kết luận.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ