Fed đang áp dụng chính sách tương tự NHTW Nhật Bản, nhưng dưới quy mô nhỏ hơn
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Sự điều chỉnh khuôn khổ chính sách điều hành của Fed là tương đồng với NHTW Nhật Bản (BOJ) dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Điều này có thể dẫn tới thị trường chứng khoán mạnh hơn và đồng nội tệ suy yếu, tuy nhiên mức độ tác động của lần này nhiều khả năng sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
Fed về cơ bản đã nâng mục tiêu lạm phát lên trên 2% bằng việc thông báo sự thay đổi trong chính sách, tương tự như việc BOJ áp dụng mục tiêu lạm phát là 2% vào tháng 02/2013, một trong 3 "mũi nhọn" trong chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe để đối phó với giảm phát.
Hai mũi nhọn còn lại là tăng cường chi tiêu tài khóa và cải cách cơ cấu. Chính sách trên đã có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính. Chỉ số Nikkei tăng vọt 200% trong khoảng hai năm kể từ tháng 11/2012 khi ông Shinzo Abe cam kết thay đổi chính sách triệt để. Đồng Yên giảm khoảng 30% so với các đồng tiền chính trong giao dịch thương mại.
Về xu hướng, thay đổi chính sách của Fed có thể có tác động tương tự đến thị trường chứng khoán và tiền tệ, một phần lý do tại sao chỉ số S&P 500 đã tăng và đồng USD giảm kể từ tháng ba tới nay - lạm phát gia tăng có thể dẫn tới việc đồng nội tệ yếu hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt mấu chốt giữa Fed và BOJ sẽ hạn chế sự biến động lần này.
Sự thay đổi của Nhật Bản là một cú sốc thực sự, giống như chuyên gia John Normand tại JPMorgan đã chỉ ra gần đây. Trong khi sự điều chỉnh chính sách của Fed ít nhiều đã được kỳ vọng kể từ khi ông Powell xoay trục quan điểm sang nới lỏng vào thời điểm đầu năm 2019. Hơn nữa, Fed nhiều khả năng sẽ phản ứng thụ động hơn đối với lạm phát, trong khi đó BOJ chủ động đẩy lạm phát tăng lên nhanh hơn.
Kết quả là, sự mở rộng bảng cân đối kế toán của BOJ là mạnh mẽ hơn khi tỷ trọng so với GDP đã tăng từ 32% năm 2012 lên mức 89% vào năm 2016, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn cho Fed để lặp lại điều tương tự.