Fed không thể sớm hạ lãi suất như thị trường mong muốn
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Thị trường bắt đầu năm mới với những kỳ vọng tích cực về việc cắt giảm lãi suất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau dữ liệu lạm phát, tăng trưởng và việc làm mới nhất công bố, kỳ vọng Fed xoay trục trong tháng 3 đã giảm từ 80% xuống còn 19%.
Dữ liệu kinh tế và những bình luận mới nhất từ Jerome Powell cho thấy việc cắt giảm lãi suất có thể không diễn ra nhanh như các nhà đầu tư mong muốn.
Đối với Cục Dự trữ Liên bang, các số liệu vĩ mô đang cho thấy nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ, thị trường lao động ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng GDP cao hơn. Tuy nhiên, viễn cảnh thực sự không hề tích cực như vậy.
Theo Cục Thống kê, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 62.5% và tỷ lệ việc làm bình quân 60.2% dường như không thay đổi. Hai số liệu này cho thấy thị trường lao động không có nhiều biến động trong năm qua. Báo cáo việc làm thực chất khác xa so với công bố do hơn 50,000 việc làm chính phủ được bổ sung trong từng tháng. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.7% dường như đủ để Fed duy trì lãi suất không đổi. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương đã âm trong hai năm vừa qua.
Thực tế là GDP tăng cao do khoản nợ khổng lồ của Mỹ. Nợ công tăng thêm 2 nghìn tỷ USD và nợ thẻ tín dụng cao kỷ lục đã che đậy mức tăng GDP 1.5 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang sẽ không xem xét những chi tiết này. Đối với ngân hàng trung ương, tăng trưởng GDP vẫn dương ngay cả khi nợ là nguyên nhân chính và thị trường việc làm vẫn tích cực ngay cả khi tăng trưởng tiền lương thực tế âm.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt đạt 4.6% và 4.06%. Lợi suất trái phiếu chính phủ đã giảm mạnh trong năm qua. Ngoài ra, ngân hàng trong khu vực cũng gặp rất nhiều vấn đề. Khoản lỗ chưa thực hiện từ việc nắm giữ trái phiếu chính phủ đã đạt mức cao mới trong quý IV.
Năm qua, thị trường kỳ vọng lớn vào việc Fed xoay trục mà không đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, nền kinh tế đang suy yếu và khả năng cắt giảm lãi suất sẽ không diễn ra như thị trường mong đợi.
Hơn thế nữa, 2024 được coi là năm siêu bầu cử, nếu Fed hạ lãi suất trước cuộc tranh cử thì kỳ vọng đó khó có thể thực hiện. Nền kinh tế Mỹ yếu hơn nhiều so với bề nổi mà quần chúng nhìn thấy. GDP tăng trưởng là kết quả của nợ công cao. Về lâu dài, điều này sẽ dẫn tới viễn cảnh suy thoái trong tương lai.
Hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi vừa phải xoa dịu thị trường và cân nhắc về quyết định có hạ lãi suất hay không.
Dù quyết định cuối cùng có là gì thì các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì phải hứng chịu hậu quả của lạm phát và lãi suất tăng cao trong khi thâm hụt chính phủ có thể sẽ tăng vọt trở lại.
ZeroHedge