Fed là Nhà lãnh đạo hay Kẻ đi sau?
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
“Taper Tantrum 2.0” (phản ứng thái quá của thị trường khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ) của thị trường trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ khác với “bản gốc” năm 2013 theo một số cách quan trọng, như tôi trình bày chi tiết trong chuyên mục ngày hôm nay.
Đáng chú ý nhất, biến động thị trường trái phiếu là một hiện tượng toàn cầu rõ rệt, tạo ra một vấn đề cho Cục Dự trữ Liên bang. Ngay cả khi được nhiều người coi là ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất thế giới, thì Fed cũng không thể gây ảnh hưởng quá nhiều đến các quyết định chính sách ở các quốc gia phát triển lớn khác.
Ở Úc, Canada và Anh, gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã quyết định có thái độ “diều hâu” (hawkish), điều này được phản ánh qua lợi suất kỳ hạn hai năm ở mỗi quốc gia đó. Điều đó cũng đã kéo lợi suất ngắn hạn của Hoa Kỳ lên cao hơn và làm phẳng đường cong đến mức Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen phải can thiệp và giữ thị trường bình tĩnh.
Neil Dutta, người đứng đầu bộ phận kinh tế tại Renaissance Macro Research, đã viết một ghi chú hôm thứ Hai với tiêu đề “Fed không cần phải đi theo phần còn lại của thế giới,” lập luận rằng đối với Chủ tịch Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông, “không cần phải hoảng sợ ngay cả khi các ngân hàng trung ương toàn cầu khác có thể như vậy."
Tuy nhiên, Powell vẫn phải đi trên một con đường chắn chắn. Khi tôi viết trong chuyên mục của mình, có lẽ cách tốt nhất để ông ấy xoa dịu tình hình trên thị trường trái phiếu là thừa nhận rằng tốc độ giảm dần QE không phải ở “chế độ lái tự động” và ông ấy và các đồng nghiệp của mình có thể tăng tốc hoặc làm chậm nó dựa trên dữ liệu kinh tế sau này.
Chỉ gợi ý về điều đó sẽ cho thấy rằng Fed đã không từ bỏ cam kết giữ lạm phát được ổn định. Ngay cả khi nó khiến Fed trông giống như một “kẻ đi sau” so với phần còn lại của thế giới.
Brian Chappatta, Bloomberg