Fed, người tiên phong nới lỏng, kẻ cuối cùng thắt chặt và ảnh hưởng của điều này lên thị trường
Đức Nguyễn
FX Strategist
Khi đại dịch ập tới, lợi suất trái phiếu lao dốc với việc Cục Dự trữ Liên bang cắt lãi suất và triển khai các biện pháp cứu lấy thị trường. Các ngân hàng trung ương lớn khác sau đó đều theo chân Fed.
Bây giờ thời thế đã đổi thay: Các ngân hàng khác đã rục rịch triển khai thắt chặt, nhưng Fed mới chỉ dừng lại ở từ “có thể”. RBNZ đã “khóa van” mua tài sản và tăng lãi suất. Ngân hàng trung ương Na Uy cũng đã thực hiện điều tương tự, và vạch ra thêm nhiều đợt thắt chặt sắp tới. BoE và BoC đều đang chuẩn bị tinh thần tăng lãi suất sớm.
Dù Fed lúc này mới đang chuẩn bị triển khai taper, nhưng taper cũng sẽ không dừng đột ngột. Nhiều khả năng Fed sẽ thắt chặt dần dần trong 8 tháng, mỗi tháng cắt 15 tỷ khỏi 120 tỷ, nếu nền kinh tế tiếp tục suôn sẻ. Như vậy, đến khi Fed bắt đầu nhảy vào cuộc chơi tăng lãi suất, các ngân hàng trung ương khác đã tăng tới 2,3 lần.
Do vậy, diễn biến thị trường lãi suất sẽ có tương quan nhiều hơn với các thị trường khác. Ví dụ, sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu Anh có vẻ đã kích hoạt đà bán tháo trái phiếu kho bạc, đồng thời khi trái phiếu Anh đã ổn định lại, trái phiếu kho bạc cũng vậy. Sự tương quan này sẽ ngày càng rõ ràng hơn.Khi đại dịch ập tới, lợi suất trái phiếu lao dốc với việc Cục Dự trữ Liên bang cắt lãi suất và triển khai các biện pháp cứu lấy thị trường. Các ngân hàng trung ương lớn khác sau đó đều theo chân Fed.
Bloomberg