FED sẽ không "vội" cắt giảm lãi suất do các vấn đề về lạm phát

FED sẽ không "vội" cắt giảm lãi suất do các vấn đề về lạm phát

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

09:25 13/09/2024

Theo một báo cáo từ cơ quan xếp hạng Fitch, Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 9 với mức giảm sẽ được coi là "nhẹ nhàng" so với các chu kỳ hạ lãi suất trong lịch sử.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 9, Fitch dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp tháng 9 và tháng 12, và tiếp tục giảm 125 điểm cơ bản vào năm 2025 và 75 điểm cơ bản vào năm 2026.

Fitch lưu ý thêm, tổng cộng Fed sẽ thực hiện 10 lần cắt giảm lãi suất trong 25 tháng, tương đương với tổng mức giảm 250 điểm cơ bản. Cơ quan này cũng cho biết mức hạ lãi suất trung bình trong các chu kỳ nới lỏng của Fed trước đây lên đến 470 điểm cơ bản giữa những năm 1950, và thời gian để hạ mức lãi suất từ đỉnh xuống đáy là 8 tháng.

Một trong những lý do họ dự đoán mức nới lỏng chính sách sẽ tương đối "nhẹ nhàng" do vẫn còn nhiều vấn đề về lạm phát cần được giải quyết.

Điều này là do lạm phát tính theo CPI vẫn cao hơn mức mục tiêu 2% mà Fed đã đề ra.

Fitch cũng chỉ ra rằng lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, cũng bị ảnh hưởng bởi sự xuống giá ô tô, điều này có thể không kéo dài.

Theo báo cáo của Bộ Lao động vào thứ Tư, lạm phát của Mỹ trong tháng Tám đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai năm 2021.

Chỉ số CPI tăng 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Tám, thấp hơn mức 2.6% theo dự đoán của Dow Jones và đạt mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua. Lạm phát tăng 0.2% so với tháng Bảy.

Chỉ số CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0.3% trong tháng, cao hơn so với mức dự đoán 0.2%. CPI lõi trong 12 tháng giữ ở mức 3.2% giống với dự báo.

Fitch cũng lưu ý rằng những thách thức về lạm phát mà Fed phải đối mặt trong ba năm rưỡi qua có khả năng cũng sẽ khiến các thành viên FOMC phải thận trọng. Việc kiểm soát lạm phát mất nhiều thời gian hơn dự kiến và đã cho thấy những yếu tố gây ra lạm phát mà trước đây các ngân hàng trung ương không tính đến.

Một Trung Quốc "dovish", một Nhật Bản "hawkish"

Tại châu Á, Fitch dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc, lưu ý về việc PBOC cắt giảm lãi suất vào tháng Bảy đã gây bất ngờ cho các nhà đầu tư. PBOC đã hạ lãi suất MLF kỳ hạn 1 năm từ 2.5% xuống 2.3% trong tháng Bảy.

Việc Fed giảm lãi suất điều hành và sự suy yếu gần đây của đồng USD đã mở ra một cơ hội cho PBOC thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Báo cáo cũng cho rằng áp lực giảm phát đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết tại Trung Quốc.

Fitch nêu rằng giá sản xuất, giá xuất khẩu, giá nhà, và lợi suất trái phiếu đều đang giảm. CPI lõi đã giảm xuống mức 0.3% và họ đã phải hạ mức dự báo CPI của mình.

Dự báo hiện tại của Fitch là tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc sẽ đạt 0.5% vào năm 2024, giảm từ 0.8% trong báo cáo dự báo tháng Sáu.

Cơ quan xếp hạng này dự đoán Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất thêm 10 điểm cơ bản vào năm 2024 và thêm 20 điểm cơ bản vào năm 2025.

Ngược lại, Fitch lưu ý rằng BOJ đang đi ngược xu hướng nới lỏng chính sách toàn cầu và đã tăng lãi suất cao hơn mức dự đoán của họ vào tháng Bảy. Điều này phản ánh niềm tin của BOJ về việc hồi phục kinh tế ngày càng tăng.lạm

Với lạm phát cơ bản cao hơn mục tiêu của BOJ trong suốt 23 tháng liên tiếp và các công ty sẵn sàng trả lương cao và tiếp tục tăng lương cho nhân viên. Fitch cho biết tình hình hiện tại hoàn toàn khác so với “thập kỷ mất mát” vào những năm 1990 khi lương không tăng trong bối cảnh giảm phát kéo dài.

Điều này phù hợp với mục tiêu của BOJ về một “chu kỳ lương-giá tích cực”, làm tăng sự tự tin của BOJ về việc họ có thể tiếp tục nâng lãi suất lên mức trung lập.

Fitch dự đoán rằng mức lãi suất của BOJ sẽ đạt 0.5% vào cuối năm 2024 và 0.75% vào năm 2025, và có thể lên đến 1% vào cuối năm 2026, vượt qua mức dự đoán chung. Fitch cảnh báo việc BOJ có chính sách tiền tệ "hawkish" hơn có thể tiếp tục tạo ra ảnh hưởng cho toàn cầu.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ