Theo một báo cáo từ cơ quan xếp hạng Fitch, Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 9 với mức giảm sẽ được coi là "nhẹ nhàng" so với các chu kỳ hạ lãi suất trong lịch sử.
Cặp tiền đang giao dịch không ổn định trong biên độ 142.60-148.00, với xu hướng giảm vẫn chưa kết thúc nếu không vượt qua ngưỡng 148.60. Mặc dù có dấu hiệu hồi phục ngắn hạn, các chuyên gia từ UOB Group vẫn dự báo khả năng USD tiếp tục suy yếu trong 1-3 tuần tới, với mức hỗ trợ tiếp theo ở 140.80.
Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ ảm đạm làm dấy lên lo ngại về sức khỏe kinh tế của quốc gia này. Các nhà đầu tư đang tăng cường đặt cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9. EUR/USD đã tăng mạnh và có thể kiêm tra mức tâm lý 1.1000 trong các phiên sắp tới.
Đồng Yên Nhật được hỗ trợ sau khi dữ liệu CPI Tokyo được công bố vào thứ Sáu. Xu hướng giảm của cặp tiền có thể bị hạn chế khi các nhà giao dịch tiếp tục đóng vị thế carry trade trước cuộc họp BoJ. Đồng USD cải thiện khi dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây tích cực hơn đã làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
USD/JPY ghi nhận mức giảm hơn 0.20% vào thứ Hai, duy trì ở gần đỉnh phần hẹp nhất của Mây Ichimoku (Kumo) khi các nhà giao dịch dự đoán xu hướng giảm sẽ tiếp tục mở rộng. Vào đầu phiên Á thứ Ba, cặp tiền này giao dịch ở mức 156.96, gần như không thay đổi so với mức đóng cửa phiên trước đó.
Đồng USD đang trong đợt hồi phục nhẹ sau hai ngày lao dốc do dữ liệu CPI tháng 4 bất ngờ thấp hơn dự kiến. Con số này củng cố kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất hai lần trong năm 2024, thúc đẩy tâm lý lạc quan của thị trường và tạo áp lực lên đồng tiền này.
Đồng đô la Mỹ sẽ được "chắp cánh" hơn nữa nếu Bloomberg Economics có cơ sở tin cậy để dự đoán mức tăng của chỉ số CPI và nó thực sự tăng lần thứ năm liên tiếp vào thứ Tư. Chỉ số này đã đã tăng đúng như dư đoán khi cho rằng CPI sẽ đánh bật dữ liệu trước đó.
Theo cuộc khảo sát từ ngày 28/6 đến ngày 1/7 hơn 70 nhà phân tích ngoại hối của Reuters, triển vọng ngắn hạn của đồng bạc Xanh vẫn khá tích cực. Mặc dù vậy, trong 12 tháng tới, đồng dollar Mỹ sẽ giảm so với các loại tiền tệ chính.
Nguyên nhân đồng JPY bị bán tháo thông qua USD là do Fed đã thể hiện quan điểm ‘Dovish’ (bồ câu), dữ liệu lạm phát thực (phân kỳ về chính sách tiền tệ), chênh lệch lợi suất giữa TPCP Mỹ và Nhật Bản cùng với kỳ vọng về lạm phát trong tương lai chính là những động lực dẫn dắt tỷ giá USD/JPY lên mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Hay nói cách khác, đồng JPY mất giá thảm hại trước USD!
Dữ liệu kinh tế tích cực bao gồm chỉ số dịch vụ ADP và ISM, đã thúc đẩy lợi suất thực và đồng dollar tăng cao. Rủi ro từ bảng lương thứ Sáu dường như cũng sẽ có lợi cho đồng bạc Xanh này