Fed và thị trường không đồng thuận về việc liệu nền kinh tế có đủ mạnh để chịu đựng quá trình thắt chặt

Fed và thị trường không đồng thuận về việc liệu nền kinh tế có đủ mạnh để chịu đựng quá trình thắt chặt

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:00 17/03/2022

Cục Dự trữ Liên bang nhận ra rằng lẽ ra họ phải thắt chặt sớm hơn, giờ đây lại ngầm thừa nhận rằng họ đang bị tụt lại quá xa. Hiện tại, Fed cho biết chúng ta phải chuẩn bị cho 7 lần tăng lãi suất trong năm 2022, tăng so với định hướng trước đó là 3 hoặc 4 lần, và giảm bảng cân đối kế toán ngay sau tháng 5. Tuyên bố tháng 3 của FOMC cho thấy Fed về cơ bản đã “đầu hàng” và đi theo quan điểm của thị trường.

Fed và thị trường không đồng thuận về việc liệu nền kinh tế có đủ mạnh để chịu đựng quá trình thắt chặt
Fed và thị trường không đồng thuận về việc liệu nền kinh tế có đủ mạnh để chịu đựng quá trình thắt chặt

Câu hỏi đặt ra là liệu các thị trường tài chính và nền kinh tế thực có thể chịu được chính sách thắt chặt mạnh mẽ như vậy hay không. Fed nói có. Thị trường không lạc quan lắm vì biểu đồ “dot plot” tháng 3 có xu hướng “diều hâu” hơn đáng kể so với tháng 1 và đã dẫn đến đường cong lợi suất phẳng dần.

Khi được hỏi về chính sách trước đây, Chủ tịch Powell thừa nhận rằng “đáng nhẽ nên hành động sớm hơn.” Powell nói với Quốc hội hai tuần trước, rằng ông ước Fed đã hành động sớm hơn. Tuy nhiên, điều mới mẻ là sự than thở này đi kèm với việc nghiêng về chính sách “diều hâu” hơn đáng kể bao gồm sự bất đồng quan điểm của Chủ tịch Fed St. Louis Bullard, người muốn tăng 50bps ngay lập tức.

Biểu đồ “dot plot” chuyển sang dự báo lãi suất 1.9% vào cuối năm 2022 và 2.8% vào cuối năm 2023, đẩy Fed vượt qua cái gọi là “lãi suất trung lập” (neutral interest rate). Và Fed đã sẵn sàng để bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán ngay sau tháng 5. Kết hợp với sự thất vọng của Fed về việc không hành động sớm hơn và sẵn sàng vượt ra ngoài mức lãi suất trung lập, việc thắt chặt chính sách của FOMC nên được coi là một sự thừa nhận ngầm rằng Fed đang tụt lại quá xa.

Powell cho rằng nền kinh tế "có thể chịu" nó. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng khi bản ghi cuộc họp báo được công bố, cụm từ “có thể chịu được” sẽ xuất hiện 10 hoặc 15 lần, vì vậy Chủ tịch Fed sử dụng nó rất nhiều. Powell nói "chúng tôi cảm thấy nền kinh tế có thể chịu được chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn." Nhưng ông ấy vẫn chưa sẵn sàng thảo luận về khả năng nền kinh tế không thể chịu được.

Nhưng câu hỏi đặt ra là tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế và thị trường tài sản? Khi Fed tăng lãi suất, kỳ vọng thu nhập từ lãi suất tăng lên sẽ thúc đẩy tiêu dùng và mở rộng tín dụng khi các công ty dừng đi vay. Tôi tin rằng Fed sẽ ngạc nhiên về việc họ sẽ phải quyết liệt như thế nào để đưa lạm phát hạ nhiêt, và điều này có nguy cơ gây suy thoái

Edward Harrison, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ