Fun Fact: Áp lực tăng tiền lương không cản trở khả năng sinh lời của cổ phiếu
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Price action hôm thứ Ba có vẻ ngược với xu hướng chính gần đây - đà bán tháo trong lĩnh vực công nghệ đã ngừng lại và các cổ phiếu giá trị suy yếu. Điều này có nhiều ý nghĩa hay không? Chắc là không! Dòng tiền đổ vào cổ phiếu giá trị có thể sẽ tiếp diễn. Chừng nào nỗi sợ lạm phát vẫn còn, các cổ phiếu như năng lượng và ngân hàng sẽ vẫn được ưa chuộng như những biện pháp phòng hộ cơ bản, trong khi các tài sản đầu tư dài hạn sẽ hoạt động kém hiệu quả.
Nói về lạm phát, cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ mới nhất cho thấy kỳ vọng tiền lương đã tăng khá nhanh. Điều này, cùng với dữ liệu việc làm đáng thất vọng, cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung lao động là một vấn đề lớn hơn nhu cầu tuyển dụng.
Điều thú vị là mức lương tăng cao trong lịch sử luôn đi đôi với việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận - người sử dụng lao động thường có thể tăng năng suất trong quá trình kinh tế mở rộng.
Về phần mình, Fed vẫn đang "làm ngơ" rủi ro lạm phát. Thống đốc Fed Lael Brainard lại nghiêng những bình luận khá cẩn trọng khi cho rằng việc các ngân hàng trung ương cần phải kiên nhẫn khi nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi không chắc chắn. Thật vậy, nếu áp lực giá chủ yếu do "tắc" nguồn cung thì Fed cũng không thể làm được gì. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ làm ngơ những vấn đề này, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được giữ thấp.
Một Fed "dovish" đương nhiên sẽ khiến đồng Dollar suy yếu. Và thị trường lãi suất đã có quan điểm giống với Fed. Các traders đã dần loại bỏ vị thế đặt cược tăng lãi suất, ngay cả khi các kỳ vọng lạm phát ngắn hạn tăng hơn 2%. Báo cáo lạm phát hôm thứ Tư sẽ một lần nữa kiểm tra niềm tin của traders đối với Fed.
Ye Xie, Bloomberg