G7 xem xét áp cơ chế giá trần đối với Khí đốt của Nga

G7 xem xét áp cơ chế giá trần đối với Khí đốt của Nga

13:11 28/06/2022

Nhóm 7 nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ chỉ đạo các bộ trưởng cân nhắc việc thực hiện giới hạn giá khí đốt của Nga.

Các lãnh đạo G7 có mặt tại Đức
Các lãnh đạo G7 có mặt tại Đức

Cơ chế giới hạn sẽ được công bố sau khi hội nghị 3 ngày kết thúc vào thứ 3. Lệnh này được đề xuất như một phần của các cuộc thảo luận rộng hơn về cách hạn chế lợi nhuận mà Nga thu được từ xuất khẩu năng lượng. Các nhà lãnh đạo cũng dự kiến sẽ đề cập đến cơ chế giới hạn giá dầu của Nga trong thông cáo báo chỉ cuối cùng.

Việc áp giá trần nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ rất quan trọng đối với các nước Liên minh châu Âu, như Ý, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp của Nga và đã thúc đẩy ý tưởng này ở cả cấp độ châu Âu và toàn cầu.

Chiến tranh của Nga và việc hạn chế lợi nhuận do giá năng lượng tăng là một trong những chủ đề thảo luận chính cho đến nay đối với các nhà lãnh đạo G7 trong ba ngày ở Bavarian Alps.

Bloomberg News đưa tin hôm Chủ nhật rằng G-7 đang thảo luận về giới hạn giá dầu bằng cách áp đặt các hạn chế đối với bảo hiểm và vận chuyển.

Các cuộc thảo luận đang diễn ra và dự kiến sẽ tiếp tục trong đêm để thống nhất về việc tuyên bố chính thức.

Các nhà đàm phán - đặc biệt là từ Mỹ và Ý - đã và đang thúc đẩy một hệ thống hạn chế dòng tiền chảy vào Nga và cũng có thể kiềm chế lạm phát khi giá năng lượng tiếp tục tăng. Mỹ đã và đang thúc đẩy cơ chế áp giá trần với dầu trong khi vẫn cho phép các nước mua lớn, như Trung Quốc và Ấn Độ, tiếp tục mua. Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đề xuất việc sử dụng một cơ chế tương tự với khí đốt.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã yêu cầu Ủy ban EU nghiên cứu giới hạn nhập khẩu khí đốt ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên vẫn hoài nghi về ý kiến này và cho rằng nó có thể bóp méo thị trường, trong khi những quốc gia khác lo ngại rằng Nga có thể trả đũa và cắt giảm nguồn cung hơn nữa.

Matxcơva đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, bao gồm cả Đức và Ý, lý do đưa ra là do các vấn đề kỹ thuật. Các nhà lãnh đạo EU đã cáo buộc Nga vũ khí hóa các nguồn cung cấp năng lượng.

Để có thêm thông tin và nhận định của Invest Plus về cơ hội đầu tư thị trường hàng hóa, liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ MÔI GIỚI HÀNG HOÁ INVESTPLUS

Địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Ocean Park, Số 1, Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024 3565 9222

Email: [email protected]

Website: https://commo.vn/

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ