GBP đã tăng vọt sau đề xuất của Bộ trưởng Bộ tài chính Anh. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Nhu cầu cho Bảng Anh đã tăng lên trong những tuần gần đây do sự lạc quan về kế hoạch của bộ trưởng bộ tài chính Anh Rishi Sunak nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế lâu dài do đại dịch Covid-19 gây ra. Vào ngày mà Anh thông báo rằng nợ công sẽ vượt mức 350 tỷ bảng Anh sau khi ông Sunak công bố kế hoạch đó, GBP đã tăng mạnh hơn so với các đồng tiền quan trọng khác. Tuy nhiên với cuộc đàm phán Brexit đang đi vào bế tắc thì liệu GBP có duy trì được đà tăng này?
Chi tiết về “canh bạc” kinh tế của Bộ trưởng tài chính Anh
Vào hôm thứ Tư, bộ trưởng đã công bố hàng loạt biện pháp trước Hạ Viện để giúp đưa nền kinh tế vận hành trở lại. Các biện pháp bao gồm:
- Thưởng 1000 Bảng cho mỗi công nhân trở lại làm việc và ở lại tới tháng 1, với thu nhập tối thiểu 520 Bảng/tháng.
- Miễn thuế trước bạ đối với bất động sản trị giá nhỏ hơn hoặc bằng 500,000 Bảng nhằm thúc đẩy thị trường nhà đất.
- Giảm giá 50% cho những người ăn nhà hàng từ thứ Hai tới thứ Tư nhằm kích hoạt lại dịch vụ nhà hàng và khách sạn
- Một chương trình khởi động nhằm tạo ra cơ hội việc làm cho những người trẻ tuổi có nguy cơ thất nghiệp (trong độ tuổi 16 – 24) trong vòng 6 tháng
- Kế hoạch duy trì việc làm nhằm hỗ trợ tiền lương cho hơn 9 triệu người lao động, sẽ giảm dần và kết thúc vào tháng 10.
Các biện pháp này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Các đại lý bất động sản, công ty xây dựng và những người trong lĩnh vực bất động sản đều hưởng ứng vì lợi ích chung cho ngành. Tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng sự kết thúc của kế hoạch hỗ trợ việc làm vào tháng 10 là quá sớm và sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng sâu.
Trong khi ông Sunak cho rằng kết hoạch hỗ trợ việc làm “không thể và không nên tiếp tục mãi mãi”, chiến lược gia Mike Bell của JPMorgan Asset Management cho biết các biện pháp đề xuất có khả năng mang lại lợi ích cho nền kinh tế nhưng không đủ để chi trả cho những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc kết thúc chương trình hỗ trợ việc làm sớm.
Nhu cầu cho đồng Bảng Anh đã gia tăng, khi các trader gia tăng vị thế long GBP ngay sau khi thông tin được công bố. Tuy nhiên ánh sáng có thể vụt tắt ngay sau khi các cuộc đàm phán Brexit bước vào vòng quan trọng trong tháng 9. Cặp GBP/USD là một trong những cặp tiền tăng mạnh nhất sau khi tin tức được công bố, được hỗ trợ bởi sự suy yếu của USD.
Chiến lược giao dịch GBPUSD
Dưới đây là đồ thị của cặp GBP/USD trên khung thời gian Daily:
Diễn biến của GBPUSD trong 5 năm qua:
2019: +3.95% | 2018: -5.54% | 2017: +9.43% | 2016: -16.26% | 2015: -5.38% | 2014: -5.97%
Theo biểu đồ trên, chúng ta đã có cái nhìn rõ ràng về phạm vi dao động của cặp tiền này. Điều này được làm nổi bật bởi các đường hỗ trợ và kháng cự màu đen. Câu hỏi lớn nhất cho GBP/USD là liệu các trader còn muốn mua cặp tiền này khi giá vượt đường kháng cự ở mức 1.2640 hay không. Trong quá khứ, phe mua đã thất bại trong việc đẩy giá vượt qua mức này vào đầu tháng 6.
Trong khi sự bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự đó có thể cho thấy sức mạnh của phe mua trên thị trường, một số trader – những người đang giữ quan điểm "bearish" đối với GBP/USD khi mọi sự chú ý đổ dồn vào vòng đàm phán Brexit trong tháng 9 này – có thể đang tìm kiếm một mô hình đảo chiều như một dấu hiệu cho thấy phe mua đang thất thế trong việc đẩy cặp tiền này lên cao hơn và phe bán sẽ sớm giành lại quyền kiểm soát.