Giá dầu bật tăng là kết quả của cắt giảm sản lượng, nhưng nhu cầu trong tương lai tiếp tục là dấu hỏi lớn.
Giá dầu đã tăng vào sáng thứ Tư, các nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm khi ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai tháng 6 WTI vào thứ Ba không gặp bất cứ sự cố nào.
Giá dầu Brent futures tăng 0.84% lên 34.76 đô la/thùng vào lúc 9:41 PM ET (2:41 sáng GMT) và giá WTI futures tăng 0.16% lên 32.01 đô la, lấy lại những mất mát từ trước đó trong phiên.
Giá dầu tăng trong phiên trước đó, sau khi Hiệp hội Dầu khí Hoa Kỳ báo cáo mức tồn kho dầu thô tuần rồi bất ngờ sụt giảm 4.8 triệu thùng ngày 15 tháng 5. Chuyên gia phân tích của Investing trước đó đã dự đoán mức tồn kho tăng thêm 2.4 triệu thùng.
Một số nhà đầu tư đã lạc quan rằng việc cắt giảm sản xuất được thực hiện bởi OPEC + và một số nhà sản xuất Mỹ kể từ tháng 5 cuối cùng đã giảm bớt tình trạng dư cung toàn cầu.
Một nhóm các nước sản xuất dầu thô do Ả Rập Saudi dẫn đầu cũng đã cam kết cắt giảm thêm sản lượng bắt đầu từ tháng 6.
"Thị trường chứng kiến các tác động theo hướng tích cực: những cắt giảm mà OPEC+ hứa hẹn sẽ thành hiện thực và việc ngừng sản xuất của các nước khác cũng thực sự giúp hạn chế tình trạng thừa cung. Trong khi đó, các lệnh đóng cửa được gỡ bỏ trên toàn cầu và nền kinh tế cần nhiên liệu để khởi động lại", ông Paola Rodriguez Masiu, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp tại Rystad Energy, nói với CNBC.
Nhưng khi thế giới vẫn đang vật lộn để khởi động trở lại các nền kinh tế bị đóng cửa bởi virus COVID-19, và một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn đang chật vật để ngăn chặn làn sóng của dịch bệnh lần thứ hai, các nhà đầu tư khác xem xét đưa ra ý kiến thận trọng hơn.
Các quốc gia như Brazil và Ấn Độ cũng đang trải qua sự bùng phát của các ca nhiễm COVID-19, khiến số ca nhiễm toàn cầu nhanh chóng lên tới 5 triệu, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Các chuyên gia tư vấn của Tập đoàn Eurasia trả lời CNBC: "Suy thoái toàn cầu, sự thận trọng của người tiêu dùng và đỉnh điểm sau đó là sự bùng phát của coronavirus ở các thị trường mới nổi như Mỹ Latinh, Châu Phi và Nam Á" là hồi chuông cảnh báo những cản trở về sự phục hồi nhu cầu nhanh chóng.