Giá dầu lao dốc: Cú sốc kép từ hai nền kinh tế hàng đầu thế giới

Giá dầu lao dốc: Cú sốc kép từ hai nền kinh tế hàng đầu thế giới

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

13:12 11/11/2024

Thị trường dầu mỏ thế giới chứng kiến đà sụt giảm kéo dài trong phiên giao dịch ngày hôm nay khi những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung do bão tại Hoa Kỳ đã dần lắng xuống. Đồng thời, thị trường cũng đón nhận tin không mấy khả quan khi gói kích thích kinh tế của Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, không đáp ứng được kỳ vọng của giới đầu tư về triển vọng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu.

Trên thị trường giao dịch quốc tế, HĐTL dầu Brent ghi nhận mức giảm 31 xu (tương đương 0.4%), về ngưỡng 73.56 USD/thùng. Song song đó, HĐTL dầu thô WTI của Mỹ cũng chứng kiến đà giảm 38 xu (tương đương 0.5%), đưa mức giá xuống còn 70 USD/thùng.

Đáng chú ý, cả hai mặt hàng dầu thô này đều đã chịu áp lực bán tháo mạnh với mức giảm hơn 2% trong phiên giao dịch trước đó vào thứ Sáu.

Theo nhận định từ chuyên gia phân tích thị trường Tony Sycamore của tổ chức IG, gói kích thích kinh tế mới được công bố tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) của Trung Quốc vào thứ Sáu đã không tạo được tiếng vang như kỳ vọng của thị trường. Ông cũng chỉ ra rằng những định hướng chính sách còn thiếu tính cụ thể, chỉ đưa ra những biện pháp kích thích khiêm tốn cho lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng.

Trong khi đó, đội ngũ phân tích của ANZ đưa ra nhận định rằng việc Trung Quốc không đưa ra các biện pháp kích thích tài khóa trực tiếp có thể xuất phát từ chiến lược thận trọng, chờ đợi và đánh giá tác động từ những chính sách mà chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ ban hành trong thời gian tới.

Các chuyên gia phân tích nhận định trong báo cáo: "Tâm điểm của thị trường sẽ chuyển hướng sang cuộc họp Bộ Chính trị và Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương diễn ra vào tháng 12, nơi được kỳ vọng sẽ công bố thêm nhiều biện pháp đối phó chu kỳ nhằm thúc đẩy tiêu dùng."

Đáng chú ý, tại Trung Quốc - quốc gia từng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong nhiều năm qua - mức tiêu thụ dầu trong năm 2024 gần như đứng yên do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Sự bùng nổ của xe điện đã làm suy giảm nhu cầu xăng, trong khi đó, xu hướng sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đang dần thay thế vị trí của dầu diesel trong lĩnh vực vận tải đường bộ.

Trên thị trường, giá dầu đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi những lo ngại về gián đoạn nguồn cung do ảnh hưởng của cơn bão Rafael tại vịnh Mexico (Hoa Kỳ) dần được xua tan.

Theo thống kê từ cơ quan quản lý năng lượng ngoài khơi, tính đến Chủ nhật, vẫn còn hơn 25% sản lượng dầu và 16% sản lượng khí đốt tự nhiên tại khu vực vịnh Mexico của Hoa Kỳ chưa thể hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, tin tích cực đã đến khi hai tập đoàn năng lượng hàng đầu là Shell và Chevron đồng loạt thông báo vào ngày Chủ nhật về kế hoạch điều động nhân sự quay trở lại các giàn khoan tại vịnh Mexico để tái khởi động hoạt động sản xuất.

Nhìn về triển vọng thị trường, mặc dù những bất định về chính sách dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump đang bào trùm lên bức tranh kinh tế toàn cầu, nhưng kỳ vọng về khả năng ông sẽ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Venezuela - hai quốc gia thành viên OPEC, cùng với việc cắt giảm nguồn cung dầu ra thị trường thế giới đã góp phần đẩy giá dầu tăng hơn 1% trong tuần qua.

Đồng thời, thị trường dầu mỏ đang nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ nhu cầu ổn định của các nhà máy lọc dầu Hoa Kỳ. Theo đánh giá từ các chuyên gia điều hành và chuyên gia ngành, trước tình trạng tồn kho ở mức thấp cùng với nhu cầu xăng dầu đang phục hồi tích cực, các nhà máy này dự kiến sẽ vận hành với công suất chế biến dầu thô vượt ngưỡng 90%.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự báo CPI Mỹ trong tháng 10 của Goldman Sachs có gì đáng chú ý?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự báo CPI Mỹ trong tháng 10 của Goldman Sachs có gì đáng chú ý?

Thị trường đang chờ đợi báo cáo CPI tháng 10 để dự đoán tác động đến lạm phát và chính sách của Fed, nhất là khi lạm phát tháng 9 đã vượt kỳ vọng. Trong bối cảnh các chính sách của Tổng thống Trump từ tháng 1/2025 còn chưa rõ ràng, các nhà đầu tư mong đợi những tín hiệu từ giá cả tiêu dùng, bảo hiểm và y tế để dự đoán bước đi tiếp theo của Fed.
Dữ liệu CPI sẽ là "bài toán" cần được Donald Trump giải quyết?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Dữ liệu CPI sẽ là "bài toán" cần được Donald Trump giải quyết?

Cục Thống kê Lao động sẽ công bố số liệu lạm phát giá tiêu dùng cho tháng 10. Điều này sẽ không còn ảnh hưởng đến cuộc bầu cử và không phải lỗi của Donald Trump. Tuy nhiên, từ giờ trở đi, đây sẽ là vấn đề của ông ấy. Vấn đề đã “nhấn chìm” sự nghiệp của người tiền nhiệm giờ đây hiện lên như mối đe dọa lớn nhất đối với việc hoàn thành chương trình kinh tế của Trump.
Trump trades đang "chĩa những mũi dao sắc nhọn" vào châu Âu
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trades đang "chĩa những mũi dao sắc nhọn" vào châu Âu

Thật khó để rời mắt khỏi những biến động thị trường đặc biệt sau cuộc bầu cử ở Mỹ, nhưng tác động rõ ràng (và tiêu cực) nhất lại đang diễn ra ở châu Âu. Hiện tượng hoạt động kém hiệu quả ở đây đã trở thành một thực tế trong một thời gian (một phần là do Liên minh châu Âu dần bị thay thế bởi Trung Quốc trong thương mại toàn cầu). Hiện tượng này đã trở nên trầm trọng hơn kể từ cuộc bầu cử.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ