Giá dầu phục hồi khi dữ liệu thương mại của Trung Quốc tích cực làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung

Giá dầu phục hồi khi dữ liệu thương mại của Trung Quốc tích cực làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung

18:06 13/10/2020

Giá dầu đã tăng nhẹ trong ngày hôm nay, phục hồi trở lại sau mức giảm gần 3% trong phiên trước đó, được hỗ trợ từ dữ liệu mạnh mẽ của Trung Quốc, mặc dù những lo ngại về việc nguồn cung tăng trở lại ở Na Uy, Vịnh Mexico của Mỹ và Libya vẫn đè nặng lên thị trường dầu mỏ.

Hợp đồng tương lai dầu WTI của Mỹ (CL1) tăng 12 cent, tương đương 0.30%, lên 39.55 USD/thùng và hợp đồng tương lai dầu thô Brent tăng 12 cent, tương đương 0.29%, lên 41.84 USD/thùng trong ngày hôm nay.

Dữ liệu hải quan công bố ngày thứ Ba cho thấy: Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã nhập khẩu 11.8 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng 5.5% so với con số 11.18 triệu trong tháng 8 và 17.5% so với 10.04 triệu vào tháng 9 năm ngoái.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn chịu áp lực do lo lắng về nguồn cung sẽ tăng trở lại, trong khi dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại miền Trung và Tây Hoa Kỳ và châu Âu làm dấy lên những nghi ngờ về tăng trưởng của nhu cầu nhiên liệu, đặt ra thách thức cho Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC+) và các đồng minh của tổ chức này.

Công nhân đã quay trở lại làm việc tại các giàn khoan ở Vịnh Mexico của Hoa Kỳ sau cơn bão Delta và sau cuộc đình công ở NaUy, trong khi thành viên OPEC Libya hôm Chủ nhật đã dỡ bỏ điều khoản bất khả kháng tại mỏ dầu Sharara của họ.

Tổng sản lượng của Libya vào thứ Hai là 355,000 thùng/ngày. Trong khi tại mỏ Sharara là 300,000 thùng/ngày và có thể sẽ tăng gần gấp đôi.

Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Điều này sẽ bổ sung thêm 0.3% vào nguồn cung dầu toàn cầu trong ngắn hạn".

OPEC + đã hạn chế nguồn cung để giúp tăng giá dầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19, với việc cắt giảm sản lượng 7.7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12 và tổ chức này sẽ có một cuộc họp vào thứ Hai tuần tới.

Trưởng bộ phận thị trường dầu mỏ của Rystad Energy, Bjornar Tonhaugen, cho biết: “Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu OPEC cuối cùng cũng đề cập tới việc tình hình đang ngày một tệ hơn và thay đổi hành động của họ”.

Các nhà phân tích của ING cho biết OPEC +, hoặc ít nhất là Saudi Arabia, có thể đang xem xét lại kế hoạch nới lỏng cắt giảm sản lượng trong tháng 1 xuống 5.8 triệu thùng/ngày, từ mức 7.7 triệu thùng/ngày.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan tư vấn cho các chính phủ phương Tây về chính sách năng lượng cho biết trong Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm mới được công bố rằng trong kịch bản trung bình, có vaccine và phương pháp điều trị COVID-19 mang ý nghĩa là nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021 và nhu cầu năng lượng sẽ phục hồi vào năm 2023.

Nhưng theo kịch bản “đà phục hồi bị trì hoãn", các mốc thời gian trên bị lùi lại 2 năm.

Những lo ngại về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu đang ngày càng gia tăng khi các lệnh phong tỏa đang được thắt chặt ở Anh và Cộng hòa Séc để đối phó với COVID-19 và Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết ông không thể loại trừ biện pháp phong tỏa tại các địa phương.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ