Giá dầu suy yếu khi các ổ dịch mới bùng phát ở Trung Quốc và phiến quân Yemen tạm dừng các cuộc tấn công
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Giá dầu thoái lui khi sự trỗi dậy của vi rút ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc, làm gia tăng lo ngại về nhu cầu ở nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, trong khi phiến quân ở Yemen tuyên bố tạm dừng các cuộc tấn công chống lại Ả Rập Xê Út.
Giá dầu HDTL dầu WTI và dầu Brent giảm khoảng 3% trong phiên giao dịch châu Á sau khi Thượng Hải cho biết họ sẽ lần lượt đóng cửa một nửa thành phố để tiến hành xét nghiệm Covid-19 hàng loạt nhằm ngăn chặn sự bùng phát. Thủ lĩnh phiến quân Houthi ở Yemen đã thông báo về một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 3 ngày vào thứ Bảy sau khi các cuộc tấn công leo thang vào vương quốc này trong tuần qua.
Dầu chuẩn bị ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp sau khi cuộc xâm lược của Nga khiến các thị trường náo động. Hầu hết người mua đều tránh xa dầu thô của Nga trong khi cố gắng điều hướng giữa các biện pháp trừng phạt tài chính và rủi ro uy tín, trong khi Đức đang có kế hoạch cắt bỏ gần như tất cả nhiên liệu hóa thạch của Nga trong vòng hai năm. Chiến sự ở châu Âu vẫn tiếp tục, với cuộc chiến hiện đã bước sang tháng thứ hai.
Thượng Hải - thành phố 25 triệu dân - trước tiên sẽ phong tỏa các khu vực phía đông sông Hoàng Phố, bao gồm khu tài chính và các khu công nghiệp, trong bốn ngày bắt đầu từ thứ Hai. Sau đó, các lệnh hạn chế sẽ chuyển sang phía tây của thành phố trong bốn ngày nữa, theo một tuyên bố từ chính quyền địa phương.
Giá Brent vẫn ở trong cấu trúc “backwardation”, trong đó các hợp đồng ngắn hạn đắt hơn các hợp đồng dài hạn, mặc dù nó đã được nới lỏng trong tuần qua. “Timespread” cho giá dầu Brent là $3.12/thùng ở trong cấu truc “backwardation” hiện tại, so với $3.70/thùng của một tuần trước.
Trong khi đó, Mỹ cho biết việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran có thể chưa thể xảy ra trong ngắn hạn sau những yêu cầu gần đây từ Tehran, bao gồm cả việc Washington loại bỏ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo khỏi danh sách các tổ chức khủng bố. Iran là đồng minh của Nga và cuộc chiến của nước này ở Ukraine cũng đang làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán.
Bloomberg