Giá dầu tăng cao có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái
Đức Nguyễn
FX Strategist
Việc Mỹ cấm dầu Nga có thể khuếch đại giá dầu và thực phẩm, vốn đã rất cao ở thời điểm này, khiến nguy cơ suy thoái tăng cao.
Nếu Nga đáp trả bằng việc cắt dầu sang châu Âu, giá dầu có thể dễ dàng tăng $20-30/thùng, theo Andy Lipow, chủ tịch Lipow Oil Associates. Phía Moscow trước đây đã đe dọa cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu nếu phương Tây trừng phạt lĩnh vực năng lượng của nước này.
Sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào ngày thứ Ba, dầu WTI vượt $128/thùng, còn dầu Brent cũng chạm $130 trước khi thoái lui. Đợt tăng gần đây đã đưa dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2008.
Theo Lipow, “nỗi sợ lớn nhất của tôi là giá cả tăng nhanh đến nỗi châu Âu và Mỹ Latinh rơi vào suy thoái, rồi sau đó lan sang Mỹ, rồi Trung Quốc, rồi cả thế giới.”
Nga cung cấp cho khoảng 11% nhu cầu dầu, 17% nhu cầu khí đốt toàn cầu và tới 40% nhu cầu khí đốt của Tây Âu vào năm 2021, theo số liệu từ Goldman Sachs.
Trong kịch bản xấu nhất, nếu các quốc gia cấm hoàn toàn năng lượng từ Nga, nguồn cung năng lượng sẽ bị gián đoạn đáng kể. Giá năng lượng sẽ lên đến mức chưa từng thấy, theo Caroline Bain, chiến lược gia hàng hóa tại Capital Economics.
“Lạm phát tại các nền kinh tế lớn sẽ tăng lên 5% cuối năm nay, so với mức 2.4% chúng tôi dự báo trước đó.”
Kẻ ngoại đạo
Về lý thuyết, dòng chảy dầu có thể được điều chỉnh lại để giảm bớt gánh nặng nguồn cung tại phương Tây, nhưng thực tế điều này rất khó, theo kinh tế trưởng Goldman Sachs, ông Jan Hatzius.
Nếu phương Tây mua ít dầu hơn từ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ có thể mua nhiều hơn từ nước này và mua ít hơn từ Trung Đông, và dầu tại đây có thể sang phương Tây.”
“Nhưng kiểu điều chỉnh này không hoàn hảo, một phần do chi phí vận chuyển, phần khác do Trung Quốc và Ấn Độ không muốn tăng nhập khẩu khi mà Nga đang như một kẻ ngoại đạo.”
Trước những vấn đề đó, giá dầu đã tăng hơn $20 và GS còn kỳ vọng sẽ tăng tiếp. Ngân hàng này dự báo dầu cứ tăng $20 thì GDP thực của Eurozone sẽ giảm 0.6%.
“Do những lệnh trừng phạt, tôi từng nghĩ sẽ có nhiều công ty Mỹ e dè mua dầu Nga,” ông Hatzius cho biết. Một ví dụ điển hình là Shell, chịu chỉ trích nặng nề sau khi mua dầu Nga giá rẻ.
“Tôi nghĩ lệnh trừng phạt đang thực sự có hiệu lực. Không thấy mấy ai mua dầu Nga nữa,” ông Smith cho biết. “Trên thực tế, việc tự trừng phạt đang có tác động như chính các biện pháp trừng phạt vậy!”
CNBC