Giá dầu tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid

Giá dầu tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid

18:54 05/12/2022

Thị trường dầu mỏ mở đầu tuần mới thuận lợi với nhiều tin tức tích cực

Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách Zero Covid; Các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu thô của Nga và việc áp trần đã có hiệu lực; và mặc dù OPEC+ không điều chỉnh nguồn cung vào cuối tuần, nhưng đã có những kỳ vọng tích cực về quý I. Giá dầu Brent đã cao hơn 2% vào đầu ngày thứ Hai và có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và việc nới lỏng các hạn chế sau khi người dân biểu tình ở các thành phố lớn là một điều tích cực đối với nhu cầu tiêu dùng. Sự thay đổi diễn ra nhanh chóng: hồi tháng 10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đánh tiếng sẽ không điều chỉnh các biện pháp chống Covid, nhưng giờ đây các quy định đang được nới lỏng ở Thượng Hải và các trung tâm khác. Nếu xu hướng này tiếp tục, đó là dấu hiệu tốt cho nhu cầu dầu mỏ trong Quý I.

Lệnh cấm của EU đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển từ Moscow có hiệu lực vào thứ Hai, cũng như mức giá trần 60 USD/thùng. Mặc dù mức này cao hơn giá dầu thô Urals của Nga đang được giao dịch - do đó không làm giảm khối lượng xuất khẩu từ các mỏ phía tây của quốc gia này - nhưng vẫn thấp hơn giá ESPO, loại dầu được ưa chuộng ở châu Á. Nga có khả năng cắt giảm sản lượng một lần nữa.

Mặc dù thị trường toàn cầu biến động liên tục, OPEC+ chưa đưa ra thông tin gì về vấn đề sản lượng sản xuất. Nhưng Ủy ban kinh tế - cơ quan tư vấn kinh tế và kỹ thuật của tổ chức - cho biết rằng nhu cầu hàng ngày đối với dầu thô của OPEC sẽ tăng thêm 390,000 thùng trong quý I/2023, lên mức trung bình 29.31 triệu thùng khi mức tiêu thụ toàn cầu tăng lên. Con số này là trên mức sản xuất hiện tại sau quyết định cắt giảm trước đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ