Giá một kim loại tăng 'dựng đứng': Sàn hàng hoá lớn nhất nhì thế giới tạm ngừng giao dịch, trader điêu đứng vì nhận margin call

Giá một kim loại tăng 'dựng đứng': Sàn hàng hoá lớn nhất nhì thế giới tạm ngừng giao dịch, trader điêu đứng vì nhận margin call

17:25 08/03/2022

Hoạt động giao dịch trên LME đang ở trong tình trạng "ép mua" quy mô lớn. Tại đây, những bên nắm giữ các vị thế bán khống lớn với niken đang buộc phải mua lại để "cover", tránh lỗ nặng ở đúng thời điểm thanh khoản thấp.

 

Giá niken tăng vọt và vượt qua mức 100.000 USD/tấn trên Sàn giao dịch Kim loại London, khi đợt "ép mua" (short squeeze) đã khiến một đơn vị thuộc ngân hàng lớn của Trung Quốc lỡ hạn thanh toán margin call. Sau đó, LME đã buộc phải tạm dừng giao dịch niken vì giá tăng đột biến. Do đó, một trong những sàn giao dịch hàng hoá hàng đầu thế giới buộc phải thay đổi quy tắc.

Loại vật liệu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ và pin xe điện đã tăng tới 11% lên mức 101.365 USD/tấn, sau khi đóng cửa phiên 7/3 tăng 66%. Mức tăng của niken hạ nhiệt và tăng 74% lên 83.500 USD/tấn vào lúc 15 giờ 10 (giờ Thượng Hải).

Hoạt động giao dịch trên LME đang ở trong tình trạng "ép mua" quy mô lớn. Tại đây, những bên nắm giữ các vị thế bán khống lớn đang buộc phải mua lại để "cover", tránh lỗ nặng ở đúng thời điểm thanh khoản thấp. Trong vòng 5 năm qua, niken đã tăng khoảng 11.000 USD/tấn. Chỉ riêng trong tuần này, giá kim loại này lên tới 72.000 USD.

Theo nguồn tin thân cận, vị doanh nhân Trung Quốc Xiang Guangda - được biết đến với biệt danh "Big Shot", đã nắm giữ vị thế bán khống lớn trên LME thông qua công ty của ông là Tsingshan Holding Group Co. - nhà sản xuất niken và thép không gỉ lớn nhất thế giới. Trong những ngày gần đây, Tshingshan đã chịu áp lực khi nhận được những đợt margin call từ các nhà môi giới của mình - đây cũng là động thái phần nào đẩy giá niken lên cao hơn.

Giá một kim loại tăng dựng đứng: Sàn hàng hoá lớn nhất nhì thế giới tạm ngừng giao dịch, trader điêu đứng vì nhận margin call  - Ảnh 1.

CCBI Global Markets - một đơn vị thuộc China Construction Bank, là một trong những nhà môi giới của Tshinghan. Cuối ngày 7/3, LME đã quyết định cho phép nhà đầu tư hoãn nghĩa vụ giao hàng đối với tất cả các hợp đồng chính trên sàn, bao gồm cả niken. Đây là sự thay đổi bất thường đối với một tổ chức 145 tuổi, được coi là "thị trường giao dịch cuối cùng" đối với kim loại. LME cũng cho phép CCBI Global Markets thêm thời gian để thanh toán đợt margin call trị giá hàng trăm triệu USD đến hạn vào hôm 7/3.

Jiang Hang - trưởng bộ phận giao dịch tại Yonggang Resources Co., cho hay: "Mọi thứ đang trở nên điên rồ, không hề tuân theo bất kỳ nguyên tắc cơ bản nào. Hệ thống giao dịch của LME đang nằm ngoài tầm kiểm soát và cần sự can thiệp."

Niken đã tăng giá mạnh do nguồn cung khan hiếm, ngay cả trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng khan hiếm hàng hoá. Giá niken tăng cao trong thời gian dài có thể nguy cơ đẩy giá pin xe điện và khiến quá trình chuyển đổi năng lượng phức tạp hơn. Nga hiện sản xuất 17% sản lượng niken hàng đầu thế giới.

Gavin Wendt - nhà phân tích tại công ty tư vấn Mine Life Pty ở Sydney, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy thị trường thường phản ứng có một chút thái quá. Nhưng ở trường hợp này, với những bất ổn địa chính trị, thật khó để nói rằng liệu một loại hàng hoá có đang được định giá quá cao hay không."

Việc CCBI Global Markets - đơn vị thuộc CCB, lỡ hạn thanh toán hợp đồng không hẳn là một dấu hiệu cho thấy công ty mẹ - một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có vấn đề. Theo nguồn tin thân cận tiết lộ với Bloomberg, nhiều khả năng nguyên nhân là do một trong những khách hàng trong ngành kim loại của công ty con này không thể thực hiện các khoản thanh toán ký quỹ. CCBI Global là nhà môi giới "open-outcry" (hình thức giao tiếp mà các trader sử dụng tín hiệu cử chỉ bằng tay để trao đổi thông tin) trên sàn LME.

Song, sự gián đoạn này lại gợi nhớ cho nhà đầu tư về thời kỳ đen tối nhất của LME, đó là "cuộc khủng hoảng thiếc" năm 1985. Khi đó, sàn này ngừng giao dịch thiếc trong 4 năm và khiến nhiều nhà môi giới buộc phải ngừng hoạt động. Một phần nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ của Hội đồng Thiếc Quốc tế vì không thể kiểm soát được giá thiếc.

Link gốc tại đây.

Theo CafeF

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ