Giá nông sản thế giới tăng do lo ngại gián đoạn nguồn cung
Giá nông sản thế giới giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng điểm mạnh trong tuần vừa qua. Tin tức căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina – hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường xuất khẩu ngô và lúa mì
Giá nông sản thế giới giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng điểm mạnh trong tuần vừa qua. Tin tức căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina – hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường xuất khẩu ngô và lúa mì – đã dẫn dắt giá các hợp đồng tương lai của hai mặt hàng trên tăng trưởng. Trong khi đó, yếu tố thời tiết khắc nghiệt kéo dài tại các vùng trồng đậu tương ở Brazil vẫn đang là tâm điểm, đồng thời là yếu tố thúc đẩy giá cho các hợp đồng đậu tương kỳ hạn. Trước bối cảnh nguồn cung trên thị trường đang gặp nhiều khó khăn, số liệu ép dầu đậu tương từ báo cáo NOPA tháng 12 và số liệu về sản lượng ethanol trong báo cáo năng lượng hàng tuần từ EIA cho thấy nhu cầu tiêu thụ của ngô và đậu tương tại Mỹ vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng tích cực.
Tồn kho đậu tương Trung Quốc hồi phục nhẹ so với tuần trước đó
Theo CNGOIC tính đến tuần kết thúc ngày 16/01, tồn kho đậu tương thương mại tăng 410,000 tấn so với tuần trước đó lên mức 3.89 triệu tấn, vẫn còn thấp hơn 350,000 tấn, so với tuần trước. Tỷ lệ ép dầu đậu tương trong tuần trước đạt 1.89 triệu tấn, tăng 430,000 tấn so với tuần trước.
Tồn kho khô đậu tương tiếp tục giảm trong tuần xuống còn 350,000 tấn, tương đương giảm 110,000 tấn so với tuần trước. Trong khi đó, tồn kho dầu đậu tương giảm 5,000 tấn xuống còn 765.000 tấn so với tuần trước.
Các công ty hạ nguồn tăng cường thu mua dầu đậu tương và khô đậu tương chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết đã đẩy tỷ lệ nghiền từ các nhà máy ép dầu tăng lên đáng kể.
Sản lượng ethanol Mỹ tăng trong tuần trước
Báo cáo về sản lượng ethanol tuần kết thúc ngày 21/01 đạt 1.053 triệu thùng/ngày tăng gần 5% so với tuần trước đó. Theo tính toán từ AgriCensus, với sản lượng ethanol trên thì đã tiêu tốn khoảng 2.7 triệu tấn ngô.
Báo cáo NOPA tháng 12 của Mỹ
Báo cáo ép dầu đậu tương từ Hiệp hội Các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) trong tuần này báo cáo lượng ép dầu đậu tương trong tháng 12 của Mỹ ở mức 186.43 triệu giạ, tương đương 5.073 triệu tấn. So với tháng trước, lượng ép dầu đậu tương trong tháng 12 tăng 4% so với tháng 11. Các số liệu trong tháng 12 đánh dấu mức ép dầu đậu tương cao nhất từ trước đên nay theo báo cáo NOPA. Báo cáo NOPA thống kê nhu cầu ép dầu đậu tương từ 95% nhà máy ép dầu tại Mỹ.
Trong khi đó, tồn kho dầu đậu tương được báo cáo ở mức cao 2.031 tỷ pounds, tương đương với 921 nghìn tấn. Các số liệu tồn kho dầu đậu tương trong tháng 12 có phần cao hơn so với các số liệu trong tháng 11 là 1.892 tỷ pounds, tương đương với 856,200 tấn.
Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới trong năm 2021
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong năm 2021 đạt mức 28.35 triệu tấn, tăng 152.2% so với mức 11.3 triệu tấn của năm 2020 và khiến nước này trở thành quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu ngô của Trung Quốc đã chậm lại trong những tháng cuối năm 2021 nhờ vào vụ ngô bội thu trong nước và nhu cầu thức ăn chăn nuôi sụt giảm. Cụ thể, nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong tháng 12/2021 chỉ đạt 1.33 triệu tấn, giảm 39.9% so với cùng kì năm 2020.
Trung Quốc mua nhiều đậu tương hơn từ Brazil cho tháng 2 và tháng 3
Trong tháng 12, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Hoa Kỳ là 6.09 triệu tấn, gần gấp đôi so với tháng 11, còn các lô hàng của Brazil trong tháng 12 là 2.12 triệu tấn giảm 43% so với 3.75 triệu tấn trong tháng 11.
Các công ty nghiền đậu Trung Quốc đang hướng nhiều về phía Brazil để đáp ứng nhu cầu còn lại của họ trong tháng Hai và tháng Ba. Trung Quốc ước tính đã mua được 95% trở lên đối với nhu cầu nhập khẩu đậu tương trong tháng Giêng và tháng Hai. Tiến độ mua cho nhu cầu tháng 3 được cho là đã tăng từ khoảng 50% tính từ cuối năm ngoái lên 71% vào thời điểm hiện tại. Đầu tháng 1, các lô hàng từ Brazil có thể lớn hơn 200 triệu giạ so với năm ngoái do vụ thu hoạch sớm.
Tình hình xuất khẩu lúa mì Nga
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Nga, lượng lúa mì xuất khẩu của quốc gia này đã tăng gấp đôi so với tuần trước, đạt mức 1.1 triệu tấn, tuy nhiên vẫn thấp hơn 18% so với cùng kì năm ngoái. Lượng lúa mì xuất khẩu của Nga tính từ ngày 01/07 đến ngày 13/01 ước tính đạt 22.7 triệu tấn.
Nga hiện đã phê duyệt hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc bắt đầu từ ngày 15 tháng 2 và có hiệu lực cho đến ngày 30 tháng 6 ở mức 11 triệu tấn, bao gồm 8 triệu tấn lúa mì, với số lượng phân bổ giữa các thương nhân dự kiến sẽ được công bố vào ngày 10 tháng 2.
ANEC tăng sản lượng xuất khẩu dự báo của Brazil
Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil - ANEC gia tăng ước tính xuất khẩu đậu tương của nước này lên 4.3 triệu tấn trong tháng 1, cao hơn ước tính đưa ra vào tuần trước 46,277 tấn, trong bối cảnh thị trường vẫn đang lo ngại về sản lượng niên vụ 2021/22 của quốc gia này trước tác động từ thời tiết. So với cùng kỳ năm trước, con số xuất khẩu được ANEC dự đoán cao hơn đến 760%.
Ngoài ra, đối với khô đậu tương, ANEC cũng nâng dự báo xuất khẩu của Brazil trong tháng 1 lên 2.6 triệu tấn, cao hơn ước tính trước đến 161,618 triệu tấn và cao hơn con số xuất khẩu trong cùng kỳ năm trước đến 98.6%.
Cho đến ngày 17/1, bang trồng đậu tương lớn nhất Brazil là Parana đã thu hoạch được 4% diện tích, với chất lượng đậu tương trung bình trong tuần trước ghi nhận
chiếm 32%, tiếp tục giảm 5 điểm phần trăm so với tuần trước đó, trong khi đậu tương chất lượng xấu lại gia tăng lên 34% từ mức 31% diện tích thu hoạch. Tuy có mưa ở một số vùng gieo trồng trong tuần qua, cải thiện chất lượng đậu tương tại một số vùng, sản lượng dự kiến của bang vẫn sụt giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 18.4 triệu tấn.
Conab cắt giảm mạnh sản lượng nông sản Brazil
Theo dữ liệu từ Conab, việc thu hoạch đậu tương ở Brazil đã hoàn thành 1.7% tính đến ngày 15/01, với việc tổn thất sản lượng được báo cáo ở nhiều bang khác nhau. Cụ thể, đã có những thiệt hại trong mùa vụ ở Mato Grosso vì bệnh dịch và ở Mato Grosso do Sul, việc thiếu mưa kéo dài sẽ khiến cho sản lượng đậu tương sụt giảm. Việc thiếu mưa cũng đang gây ảnh hưởng trầm trọng đến vụ ngô mùa hè của Brazil. Cụ thể, ở Rio Grande do Sul, việc gieo hạt đã hoàn thành 95% và có nhiều khả năng sẽ không được kết thúc 100%. Việc thu hoạch đang được tiếp tục với tốc độ nhanh nhưng khả năng năng suất bị sụt giảm đang ngày càng lớn.
Farm Futures khảo sát diện tích nông sản ở Mỹ trong năm 2022
Khảo sát Farm Futures ước tính diện tích đậu tương Mỹ 2022 đạt 92.38 triệu mẫu, tăng 5.2 triệu mẫu so với năm trước, tương đương tăng 6%.
Khảo sát về ngô cho thấy phần lớn 93% người nông dân Mỹ cho biết việc giá phân bón và chi phí đầu vào cao sẽ làm giảm lợi nhuận của họ năm 2022 cho nên người nông dân sẽ trồng ít ngô hơn và chuyển sang các loại cây trồng có chi phí sản xuất ít tốn kém hơn.
Diện tích lúa mì Mỹ 2022 theo khảo sát từ 613 người gieo trồng đạt 47.56 triệu mẫu, cao hơn 1.8% so với năm trước (46.7 triệu mẫu). Dự kiến sản lượng lúa mì 2022 có thể tăng lên nhưng vẫn chưa hết căng thẳng về nguồn cung trên thị trường do sự thiếu hụt đối với vụ mùa 2021 tại Northern Plains.
Trung Quốc nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới trong năm 2021
Nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong năm 2021 đạt mức 28.35 triệu tấn, tăng 152.2% so với mức 11.3 triệu tấn của năm 2020 và khiến nước này trở thành quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới, theo thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu ngô của Trung Quốc đã chậm lại trong những tháng cuối năm 2021 nhờ vào vụ ngô bội thu ở trong nước và nhu cầu thức ăn chăn nuôi sụt giảm. Cụ thể, nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong tháng 12 năm 2021 chỉ đạt 1.33 triệu tấn, giảm 39.9% so với cùng kì năm 2020.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.