Giá than kỷ lục, có công ty Indonesia lãi tăng gấp 6 lần cùng kỳ

Giá than kỷ lục, có công ty Indonesia lãi tăng gấp 6 lần cùng kỳ

16:58 03/12/2021

Các công ty khai thác than lớn ở Indonesia ghi nhận có lãi trở lại hoặc lãi gấp nhiều lần cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm nay.

9 tháng đầu năm nay, các công ty khai thác than lớn ở Indonesia ghi nhận có lãi trở lại hoặc lãi gấp nhiều lần cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá nguyên liệu này liên tiếp lập kỷ lục trong thời gian vừa qua.

Trong số các hãng khai thác than niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Indonesia, Bayan Resources ghi nhận lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm nay tăng mạnh nhất, với 650 triệu USD, tăng gấp 6 lần cùng kỳ năm ngoái.

Adaro Energy cũng cho biết lợi nhuận tăng gần 4 lần lên 420,9 triệu USD. Công ty thuộc sở hữu nhà nước, Bukit Asam, ghi nhận mức tăng gần 3 lần lên 4.770 tỷ rupiah (332 triệu USD).

Bayan xuất khẩu 90% sản lượng than mà công ty này khai thác được, trong khi của Adaro là 70% và Bukit là 37%. Thị trường xuất khẩu than chính của họ là Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài ra, ABM Investama và Bumi Resources cũng có lãi trở lại. Trong đó, Bumi ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 64 triệu USD sau khi bị lỗ 137 triệu USD vào năm ngoái. ABM thu về 94 triệu USD so với khoản lỗ 5,4 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Lãi đậm nhưng ngành than Indonesia sẽ gặp nhiều rủi ro khi xin tái cấp vốn vào những năm tới, do các ngân hàng trong nước cùng với thế giới ngày càng thận trọng đối với hoạt động cho lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch vay vốn. Một trở ngại dài hạn khác là tham vọng của Tổng thống Joko Widodo nhằm đưa Indonesia trở thành nước dẫn đầu phong trào chống biến đổi khí hậu.

“Thị trường than tiếp tục gặp thuận lợi trong quý III năm nay, đẩy giá than nhiệt vận chuyển bằng đường biển lên các mức cao kỷ lục. Nhu cầu vẫn mạnh mẽ trong khi các nhà sản xuất lại gặp nhiều khó khăn để đáp ứng nhu cầu đó”, công ty Adaro nhận định.

Giá than nhiệt phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, đạt mức kỷ lục ở khoảng 240 USD/tấn vào tháng 10, sau gần hai năm giảm liên tiếp. Những yếu tố khiến nguồn cung than hạn chế gồm thời tiết bất lợi tại nước xuất khẩu chính Indonesia, Australia và vấn đề của các mỏ than nội địa Trung Quốc. Điều này dẫn tới sản lượng không thể theo kịp tốc độ tăng của nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang dần phục hồi sau dịch Covid-19.

Tuy nhiên, giá than giảm xuống khoảng 150 USD/tấn trong tháng 11 khi Trung Quốc nhúng tay can thiệp nhằm giải quyết khủng hoảng thiếu điện.

Maisam Hasnain, phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích cấp cao tại Moody's Investors Service, dự đoán giá than tiếp tục giảm trong 12 – 18 tháng tới, nhưng vẫn ở trên khoảng giá 60 – 90 USD/tấn.

Liên quan tới biến chủng omicron, ông Hasnain cho rằng vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn nhưng nhu cầu có thể giảm, kéo giá than giảm theo nếu biến thể omicron khiến một loạt quốc gia phải phong tỏa lần nữa.

Tuy nhiên, triển vọng trong trung và dài hạn của ngành than chắc chắn ảm đạm hơn, đặc biệt là sau hội nghị khí hậu gần đây ở Glasgow, Scotland, vào tháng trước.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ