Giá vàng hôm nay 25/07: Vàng thế giới lao dốc hơn 110 USD/ounce từ đỉnh chỉ trong 7 phiên giao dịch, vàng trong nước "bình chân như vại"

Giá vàng hôm nay 25/07: Vàng thế giới lao dốc hơn 110 USD/ounce từ đỉnh chỉ trong 7 phiên giao dịch, vàng trong nước "bình chân như vại"

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

08:57 25/07/2024

Vàng thế giới tiếp tục đà giảm mạnh ngay từ đầu phiên Á, chạm mức thấp 2,370 USD/ounce. Vàng SJC đi ngang quanh mức 77.5-79.5 triệu đồng/lượng trong khi vàng nhẫn được điều chỉnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Chênh lệch giá mua-bán nhẫn tròn trơn thu hẹp còn 1.2-1.5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Theo Eximbank, tính đến 08:11 sáng ngày 25/07:

  • Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):
    • Mua vào: 7,750,000 VND/chỉ.
    • Bán ra: 7,950,000 VND/chỉ.
  • Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):
    • Mua vào: 7,750,000 VND/chỉ.
    • Bán ra: 7,950,000 VND/chỉ

Vàng miếng SJC hiện đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank niêm yết giá bán mức 79.5 triệu đồng/lượng. Các đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý cũng niêm yết giá bán vàng miếng ở mức tương tự. Chênh lệch mua-bán dao động quanh mức 1-2 triệu đồng/lượng. Mặt khác, giá vàng nhẫn được điều chỉnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Chênh lệch giá mua-bán nhẫn tròn trơn thu hẹp còn 1.2-1.5 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.

Biểu đồ chênh lệch giá vàng SJC 3 tháng 

Nguồn: Web Giá

Giá vàng thế giới

Giá vàng tiếp tục giảm không phanh, chạm mức thấp 2,370 USD/ounce vào đầu phiên Á sáng thứ Năm. Qua đó, vàng thế giới ghi nhận mức giảm gần 5% từ đỉnh 2,483 USD, tức khoảng 113 USD/ounce chỉ trong 7 phiên giao dịch.

Đêm qua, biến động sau công bố báo cáo PMI sơ bộ là không quá đáng kể. Bên cạnh đó, trước thềm mở đấu giá TPCP Mỹ kỳ hạn 5 năm, giá vàng tăng nhẹ khi lợi suất giảm. Nhưng ngay sau đó, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 2 bps lên 4.274%, gây áp lực cho giá vàng. Đồng USD mặc dù suy yếu nhẹ nhưng tác động là không đáng kể.

Công cụ FedWatch của CME cho thấy xác suất cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 9 là 100%; trong khi các dự báo của thị trường cho thấy Fed có thể cắt giảm lãi suất tổng cộng 53 bps trong năm 2024. Chưa kể, việc Ấn Độ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với kim loại quý cũng thúc đẩy nhu cầu vàng. Dù vậy, những yếu tố tích cực này vẫn không đủ để chống lại áp lực bán. Dữ liệu GDP Q2 và PCE lõi của Mỹ sẽ được công bố vào hôm nay và ngày mai, dự kiến thị trường vàng sẽ còn nhiều biến động.

Nhìn về dài hạn, Giám đốc đầu tư Sadiq Adatia của BMO Global Asset Management cho rằng, các yếu tố bao gồm lo ngại dai dẳng về nguy cơ suy thoái, nhu cầu của các ngân hàng trung ương và sự quan tâm ngày càng tăng từ các quỹ đầu tư quốc gia có thể làm lực đẩy giá vàng chạm đến các mức kỷ lục mới.

Đồ thị giá vàng thế giới (XAU/USD)

Hoạt động Quỹ ETF vàng

Quỹ SPDR Gold Shares không có hoạt động cơ cấu mới trong ngày 24/07, lượng nắm giữ không đổi ở mức 841.74 tấn.

Nguồn: SPDR Gold Shares

Ngoại tệ

Ngày 25/07, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm USD/VND ở mức 24,265 đồng; tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23,400-25,450 đồng; tỷ giá trên thị trường tự do sáng nay dao động trong khoảng 25,641-25,711 đồng, tăng 10 đồng ở chiều mua và tăng 20 đồng ở chiều bán so với phiên trước.

Chỉ số DXY tiếp tục giảm, mặc dù báo cáo PMI của Mỹ có trái chiều nhưng tương đối ổn. Helen Given, Phó Giám đốc giao dịch tại Monex, Washington DC, Mỹ cho biết: “Chúng tôi chỉ đang xem xét những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu để dự đoán những bước tiếp theo của ngân hàng trung ương. Dữ liệu PMI của Mỹ khá khả quan, nhưng không có tác động nhiều đến thị trường tiền tệ”.

Nguồn: Vietcombank

Đồ thị chỉ số DXY

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ