Giá vàng hôm nay 26/06: Vàng thế giới ảm đạm, vàng trong nước 'ngủ đông' giữa mùa hè nóng bức
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Giá vàng thế giới dao động trong biên độ hẹp quanh mức 2,314 USD/ounce. Giá vàng trong nước vẫn không nhúc nhích quanh mức 74.98 - 76.98 triệu đồng/lượng tuần thứ 3 liên tiếp.
Giá vàng trong nước:
Theo Eximbank, tính đến 08:03 sáng ngày 26/06:
- Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):
- Mua vào: 7,498,000 VND/chỉ.
- Bán ra: 7,698,000 VND/chỉ.
- Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):
- Mua vào: 7,498,000 VND/chỉ.
- Bán ra: 7,698,000 VND/chỉ.
Giá vàng thế giới:
Giá vàng thế giới giao dịch với sắc đỏ nhẹ sau khi giảm khoảng 22 USD/ounce vào phiên hôm qua, hiện dao động quanh mức 2,314 USD/ounce. Thị trường vàng thế giới tương đối trầm lắng trong đầu tuần này khi thiếu vắng các dữ liệu cùng sự kiện kinh tế quan trọng. Các chuyên gia cho rằng, XAU/USD dao động trong phạm vi hẹp bởi các nhà đầu tư đang thận trọng trước thềm công bố dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này.
Biểu đồ XAU/USD khung thời gian ngày
Hoạt động Quỹ ETF vàng:
Quỹ SPDR Gold Shares không có hoạt động cơ cấu mới trong ngày 25/06, lượng nắm giữ không đổi ở mức 829.05 tấn.
Nguồn: SPDR Gold Shares
Ngoại tệ:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm USD/VND, áp dụng cho ngày 26/06/2024 ở mức 24,258 VND với biên độ tỷ giá 5%. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (26/06) được niêm yết ở mức 25,870 VND (mua vào) và 25,950 VND (bán ra).
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ khi các quan chức Fed tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng. Thị trường hiện định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất 46 bps trong năm nay. DXY tăng 0.13% lên 105.60. GBP mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. EUR/USD giảm 20 pip trong ngày, đóng cửa ở 1.0713. USD/CAD bật tăng 60 pip sau báo cáo lạm phát nóng bất ngờ của Canada trước khi quay đầu giảm trở lại trong phần còn lại của phiên. Cặp tiền đóng cửa ở 1.3657. USD/JPY duy trì quanh 159.80, các nhà đầu tư vẫn đang đề cao cảnh giác trước khả năng Nhật Bản can thiệp tiền tệ nếu cặp tiền chạm mức quan trọng 160.00.
Nguồn: Vietcombank