Giá vàng hôm nay ngày 15/3: Vàng diễn biến giằng co trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Sau khi có lúc tăng lên $1,734/oz vào đầu buổi sáng hôm nay, giá vàng đã rơi trở lại mức đóng cửa cuối tuần trước tại $1,726/oz
Giá vàng trong nước:
Theo Eximbank, tính đến 08:30 sáng ngày 15/3:
Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):
- Mua vào: 5,542,000 VND/chỉ.
- Bán ra: 5,567,000 VND/chỉ.
Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):
- Mua vào: 5,528,000 VND/chỉ.
- Bán ra: 5,567,000 VND/chỉ.
Giá vàng thế giới:
Giá vàng mở cửa phiên giao dịch đầu tuần hầu như không đổi mặc dù lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục tăng lên. Sau khi giảm xuống $1,700/oz vào thứ sáu tuần trước, giá vàng đã đảo chiều hồi phục hoàn toàn mức giảm trong ngày lên trên vùng $1,720/oz khi gói kích thích tài khóa tại Mỹ chính thức được thông qua. Fed sẽ có cuộc họp chính sách vào đêm thứ tư tuần này, nhiều nhà phân tích cho biết lịch trình tăng lãi suất sẽ không được thể hiện trong cuộc họp nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất vào năm 2023. Nhịp hồi phục của vàng vào thứ sáu tuần trước có thể chỉ mang tính tạm thời, khi lợi suất nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lên và đà bán tháo của các quỹ ETF vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Tính đến 08:30 sáng ngày 15/3, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,726/oz.
Giá xăng dầu trong nước:
Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 25.02.2021
Ngày 25/2, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,120 - 18,720 VND/lít tại vùng 1, từ 13,380 - 19,090 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 12,610 VND/lít và vùng 2 là 12,860 VND/lít
Giá dầu thế giới:
Dầu WTI đạt mức đỉnh 66 USD/thùng khi triển vọng phục hồi hơn nữa sau đại dịch và nhu cầu toàn cầu tăng lên do liên minh OPEC + tiếp tục cắt giảm sản lượng. Số ca tử vong hàng tuần do Covid-19 tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng cùng với đó là số ca nhiễm mới cũng suy giảm giảm, đang thúc đẩy triển vọng tiêu thụ năng lượng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề đáng lo ngại ở Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả một đợt bùng phát mới ở Hồng Kông. Báo cáo của IEA vào thứ tư tuần này sẽ cho biết dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong năm nay và sẽ thu hút sự chú ý của thị trường.
- Tính đến 08:30 sáng ngày 15/3, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $66.21/thùng, tăng 0.97%.
- Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất giảm 1.00% lên mức $69.86/thùng.
Chứng khoán trong nước và quốc tế:
Thị trường chứng khoán trong nước hầu như không đổi vào ngày thứ sáu tuần trước, VN Index giảm 0.01% khi chỉ số này tiếp cận vùng kháng cự 1,185-1200. Vấn đề nghẽn lệnh tại Hose sẽ tiếp tục gây tâm lý lo ngại cho nhiều nhà đầu tư và có lẽ VN Index sẽ đi ngang tích lũy tại vùng giá này. Trong tuần15-19/03, hợp đồng tương lai tháng 03 đáo hạn và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs sẽ diễn ra vào hai phiên cuối tuần 18-19/03. Các sự kiện này có thể tạo ra biến động mạnh ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến diễn biến chung của thị trường.
Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới khá ổn định trong bối cảnh lợi suất kho bạc tăng vọt và cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang sẽ diễn ra vào cuối tuần này. Vấn đề của đà tăng lợi suất không chỉ nằm ở mức độ của nó, mà còn nằm ở tốc độ tăng lên nhanh đến mức nào. Nếu lợi suất trái phiếu tăng một cách có trật tự và được hỗ trợ bởi sự phục hồi tăng trưởng, sự chuyển dịch dòng tiền từ các cổ phiếu công nghệ sang cổ phiếu chu kỳ sẽ tiếp tục xảy ra.
Dow Jones: 32,485.60 (tăng 0.58%)
S&P 500: 3, 943.35(tăng 0.1%)
Nasdaq: 13,319.9 (giảm 0.59%)
DAX: 14,502.390 (giảm 0.46%)
Stoxx 50: 38,33.4 (giảm 0.32%)
NIKKEI 225: 29,809.09 (tăng 0.31%)
Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 15/3):
USD suy yếu đôi chút trong phiên giao dịch đầu tuần mặc dù lợi suất vẫn ở gần mức đỉnh một năm. EUR và GBP tăng nhẹ trong buổi sáng hôm nay tuy nhiên với tiến trình tiêm chủng chậm chạp và các lệnh phong tỏa vẫn được áp dụng tại rất nhiều vung của châu Âu, tăng trưởng kinh tế của châu Âu gần như chắc chắn sẽ chậm hơn nước Mỹ và tạo áp lực lên cặp EUR/USD. Trong khi đó, các đồng beta cao lại đang diễn biến trái chiều với AUD/USD giảm xuống 0.7751 và NZD/USD tăng lên 0.7202. Sau khi đồng NZD giảm giai đoạn gần đây do sự mạnh lên trên diện rộng của USD và giọng điệu dovish của RBNZ, thị trường có lẽ đang kỳ vọng nền kinh tế New Zealand phục hồi nhanh chóng và sẽ sớm khiến RBNZ tăng lãi suất trở lại, từ đó hỗ trợ Kiwi. Nhiều nhà phân tích cũng đang dự báo điều tương tự tại Canada do báo cáo việc làm gây sốc tuần trước, tăng 259.2 nghìn so với mức 75 nghìn ước tính. JPY tiếp tục suy yếu với USD, giữ tỷ giá USD/JPY ở trên mức 109 trong khi USD/CHF giảm nhẹ.
USD/VND: 22,960.00 - 23,140.00 (tăng 30 đồng)
EUR/VND: 27,004.23 - 28,130.82 (giảm 65 đồng)
GBP/VND: 31,642.96 - 32,349.29 (tăng 306 đồng)
JPY/VND: 207.23 - 216.73 (tăng 1.37 đồng)
CHF/VND: 24,450.25 - 25,216.79 (giảm 107 đồng)
AUD/VND: 17,631.40 - 18,184.16 (giảm 46 đồng)
CAD/VND: 18,222.45 - 18,222.45 (tăng 106 đồng)
Tổng hợp