Giá vàng hôm nay ngày 30/10: Giá vàng thế giới chạm mốc thấp nhất 1 tháng, trong nước đi ngang!

Giá vàng hôm nay ngày 30/10: Giá vàng thế giới chạm mốc thấp nhất 1 tháng, trong nước đi ngang!

11:10 30/10/2020

Giá vàng hôm nay trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng đà giảm, tuy nhiên tâm lý tích cực quay trở lại trên thị trường chứng khoán có thể sẽ khiến cho đà giảm của vàng chững lại!

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 8:28 sáng ngày 30/10:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,575,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,605,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,561,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,605,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua tiếp tục nới rộng đà giảm của ngày trước đó, với mức giảm 0.49% xuống mốc $1,867/oz khi tâm lý thị trường vẫn duy trì thận trọng và dòng tiền tìm về với USD để trú ẩn. Tuy nhiên, với diễn biến giảm mạnh về mốc $1,860/oz và sau đó bật tăng trở lại của vàng cùng tín hiệu tích cực hơn từ thị trường chứng khoán trong ngày hôm qua cho thấy tâm lý thị trường đã được cải thiện và kim loại quý có thể sẽ bắt đầu tạo đáy sau một đà giảm mạnh. Hiện tại, ngưỡng hỗ trợ quan trọng Trader cần chú ý theo dõi nằm tại $1,860/oz, nếu ngưỡng này bị phá vỡ, vàng có thể sẽ tiếp tục giảm về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 8 tại $1,850/oz.

Tính đến 8:30 sáng ngày 30/10, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc 1,874 USD/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15:00 ngày 12/10

Sáng 30/10, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 11,120 - 15,220 VND/lít ở vùng 1, từ 11,340 - 15,380 VND/lít ở vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 9,590 VND/lít và vùng 2 là 9,780 VND/lít.

Giá xăng dầu - Petrolimex

Giá dầu thế giới:

Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua giảm 3.26% và chạm mức thấp nhất trong 5 tháng qua. Tuy nhiên, Mốc giá $35/thùng là hỗ trợ quan trọng cần theo dõi, nếu mốc này bị phá vỡ, giá dầu có thể sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa vì tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn tại châu Âu đang làm ảnh hưởng tới triển vọng của nhu cầu.

Tính đến 9:00 sáng ngày 30/10, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch ở mức $36.37/thùng, tăng 0.50%. 

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày hôm qua giảm nhẹ, với diễn biến di chuyển quanh mốc tham chiếu cho thấy đà giảm mạnh trong nhiều ngày trước đó đang có dấu hiệu chững lại và thị trường chứng khoán trong nước có thể sẽ bước vào giai đoạn tích lũy trong biên độ.

VN index: 919.05 (giảm 0.21%)

Đóng cửa phiên Mỹ ngày 30/10, thị trường chứng khoán thế giới đã cho thấy dấu hiệu tích cực hơn khi hầu hết các chỉ số chứng khoán đều tăng trở lại, báo hiệu rằng dòng tiền có thể sẽ quay trở lại với các tài sản rủi ro.

Dowjones: 26,659.1 (tăng 0.52%)

S&P500: 3,310.0 (tăng 1.19%)

Nasdaq: 11,185.59 (tăng 1.64%)

DAX: 11,598 (tăng 0.32%)

Stoxx 50: 2,960.0 (giảm 0.12%)

NIKKEI 225: 23,331 (giảm 0.37%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 8:30 sáng ngày 30/10):

Tính đến sáng ngày 29/10, thị trường tiền tệ trong phiên giao dịch ngày hôm qua đã cho thấy dấu hiệu tích cực hơn khi vào cuối ngày, USD và JPY đã giảm trở lại so với các đồng tiền hàng hóa.

USD/VND: 23,090 - 23,270 (giữ nguyên).

EUR/VND: 26,640 – 27,719 (giảm 184 đồng).

GBP/VND: 29,491 - 30,418 (giảm 167 đồng).

JPY/VND: 216.34 – 225.33 (giảm 0.35 đồng).

CHF/VND: 24,945 -  25,727 (giảm 132 đồng).

AUD/VND: 16,055 - 16,558 (giảm 53 đồng).

CAD/VND: 17,153 - 17,690 (tăng 1 đồng).

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ