Giám đốc chiến lược thị trường tại JPMorgan: Chứng khoán châu Âu đang "quá rẻ", "cơ hội vàng" không thể bỏ lỡ

Giám đốc chiến lược thị trường tại JPMorgan: Chứng khoán châu Âu đang "quá rẻ", "cơ hội vàng" không thể bỏ lỡ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

11:21 03/04/2024

Trong khi nền kinh tế Mỹ cho thấy khả năng phục hồi phi thường vào năm ngoái thì châu Âu lại phải trải qua thời kỳ khó khăn hơn với tốc độ tăng trưởng trì trệ. Sự yếu kém này phần lớn bắt nguồn từ những tác động của việc Nga xâm chiếm Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng.

Mất đi nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên chính, châu Âu phải đối mặt với một cú sốc lớn. Các hóa đơn "tăng chóng mặt" trở thành gánh nặng tài chính của các hộ gia đình, khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ khác cũng leo thang khi các doanh nghiệp kết chuyển gánh nặng chi phí đầu vào sang người tiêu dùng.

Trong khi giá năng lượng tăng vọt trên toàn cầu vào năm 2022, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng gay gắt và kéo dài hơn ở châu Âu. Niềm tin của người tiêu dùng suy yếu dẫn đến sức chi tiêu của hộ gia đình sụt giảm mạnh. Do đó, mặc dù các hộ gia đình ở cả Mỹ và châu Âu đều có khoản tiết kiệm đáng kể thời kỳ đại dịch, nhưng người dân châu Âu vẫn chọn tích trữ những khoản tiết kiệm đó. Ngược lại, người tiêu dùng Hoa Kỳ dùng số tiền tiết kiệm đó để "chi tiêu mạnh tay hơn", bù đắp cho những trải nghiệm và kỳ nghỉ đã mất trong đại dịch.

Chính sách tài khóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt giữa 2 khu vực. Tại Mỹ, các "Kế hoạch giải cứu", "Đạo luật Chips" và "Đạo luật Giảm lạm phát" đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi gần đây của nền kinh tế Mỹ cũng được hỗ trờ nhờ vào chi tiêu Chính phủ, với thâm hụt ngân sách ở mức 6% GDP.

Châu Âu lẽ ra cũng đã áp dụng gói kích thích dưới hình thức recovery fund trị giá 750 tỷ euro. Nhưng do sự chậm trễ trong việc triển khai, và chỉ 1/3 số tiền tài trợ được sử dụng.

Chính sách tiền tệ, cũng là một công cụ chính sách khác tạo ra sự khác biệt ở Mỹ. Người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ ngắn hạn từ các NHTM, trong khi ở Mỹ lại phụ thuộc nhiều vào lãi suất dài hạn và thị trường vốn để tài trợ. Chỉ có chưa đến 30% nguồn tài chính kinh doanh ở khu vực đồng Euro đến từ thị trường vốn, trong khi ở Mỹ là 70%.

Bên cạnh những vấn đề nội tại của EU, hoạt động sản xuất toàn cầu ảm đạm cũng ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các nền kinh tế thiên về sản xuất của châu Âu như Đức. Nguyên nhân là do nhu cầu dịch vụ tăng cao sau đại dịch đã chuyển hướng dòng vốn từ sản xuất sang dịch vụ một cách mạnh mẽ, khiến các nền kinh tế sản xuất gặp khó khăn.

Khi nhìn bức tranh xa hơn, nhiều "cơn gió ngược" đối với tăng trưởng EU trước đây đang nhanh chóng trở thành những "cơn gió thuận". Châu Âu đã làm điều khác biệt khi chuyển hướng cung cấp năng lượng từ khí đốt của Nga sang LNG. Mùa đông tương đối ôn hòa đã giúp giá gas giảm nhanh chóng, kéo theo lạm phát hạ nhiệt.

Thị trường việc làm vẫn ổn định, cùng với mức lương thực tế tăng cũng khiến chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên. ECB có thể kích thích đà phục hồi này bằng việc cắt giảm lãi suất, cũng như kết hợp với chính sách tài khóa - tiền tệ phù hợp. Ngược lại, cuộc bầu cử ở Mỹ có thể buộc phải thảo luận về việc hạn chế chi tiêu để giải quyết nợ nần chồng chất.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa EU tại Trung Quốc cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ. Theo quan điểm của chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ là động lực chính cho tăng trưởng tại EU.

Dữ liệu kinh tế Châu Âu đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi bất ngờ, tuy nhiên, thị trường có vẻ chậm điều chỉnh. Thị trường chứng khoán Châu Âu chưa phản ánh đầy đủ những tín hiệu kinh tế tích cực này. Kỳ vọng lợi nhuận ở châu Âu được ước tính tăng ở mức 4% trong năm nay và mức P/E forward của rổ MSCI Châu Âu chỉ đang ở mức 14.7 lần, trong khi đó tại Mỹ với kỳ vọng lợi nhuận khoảng 10% cho P/E forward là 20.8 lần.

Một yếu tố cũng cần xem xét là sự phát triển của công nghệ và cơn sốt AI hiện nay. Thành tích xuất sắc của các công ty công nghệ đã giúp S&P vượt trội so với các chỉ số chứng khoán EU, không chỉ trong năm qua mà cả thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự tập trung thị trường chứng khoán Mỹ vào các cổ phiếu công nghệ và những lo ngại về triển vọng của AI khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc phân bổ vốn từ Mỹ sang EU.

Nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn thị trường còn định giá thấp trước khi sự phục hồi của EU bắt đầu tăng tốc.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Toàn cảnh thị trường crypto: Ngày lịch sử của Bitcoin và cú "sốc" từ meme coin HAWK
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Toàn cảnh thị trường crypto: Ngày lịch sử của Bitcoin và cú "sốc" từ meme coin HAWK

Kho Bitcoin của MicroStrategy đã mang về khoản lợi nhuận chưa thực hiện hơn 17 tỷ USD sau khi giá BTC lần đầu tiên chạm mốc 100,000 USD trong 16 năm lịch sử. Đồng thời, thị trường chứng kiến vụ việc gây tranh cãi khi đồng meme coin Hawk Tuah (HAWK) do KOL Haliey Welch phát hành sụt giảm hơn 90% chỉ trong vòng 4 giờ.
Giá vàng giảm nhẹ, thị trường dồn sự chú ý về báo cáo việc làm Mỹ tháng 11
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Giá vàng giảm nhẹ, thị trường dồn sự chú ý về báo cáo việc làm Mỹ tháng 11

Giá vàng kỳ hạn tháng 2 giảm nhẹ xuống 2,653.90 USD/ounce do áp lực thị trường, nhưng được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD. Thị trường hiện đang tập trung vào báo cáo việc làm tháng 11 và kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC sắp tới.
Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm báo cáo việc làm Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tổng quan thị trường: Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm báo cáo việc làm Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến tiêu cực, phản ánh đà suy giảm của thị trường Mỹ trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng chờ đợi báo cáo việc làm - yếu tố then chốt có thể tác động đến lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp cuối tháng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ