Giao dịch theo phong cách tối giản: kết hợp đường MA và các mô hình nến (Phần 2)
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Phần 2 của series thảo luận về các ví dụ giao dịch trong thực tế, kết hợp giữa MA và các mô hình nến.
#3: BULLISH ENGULFING
Các mẫu hình nến như Piercing Line and Morning/Evening Star thường không phổ biến. Nhưng mô hình nến Engulfing thì phổ biến hơn nhiều. Do đó, ví dụ này tập trung vào mô hình nến Engulfing. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện cao hơn của nó không phải là một lý do cho việc giao dịch bất cẩn. Chúng ta sẽ cần xem xét kỹ lưỡng hơn từng mẫu Engulfing để tìm ra những mẫu nổi bật cho các thiết lập giao dịch.
- Lực đẩy tăng 6 nến liên tiếp đã bắt đầu xu hướng tăng mới ở bên trái biểu đồ.
- Thị trường đã cố gắng chống lại cơn thủy triều đang lên. Tuy nhiên, mặc dù có bốn thanh giảm giá liên tiếp, thị trường thậm chí không thể xuyên qua vùng hỗ trợ động tạo bởi đường EMA.
- Sau khi đẩy lên một mức cao mới, thị trường đã có một nhịp điều chỉnh. Một mô hình Engulfing tăng được hình thành, nhưng nó không kích hoạt quy tắc phá đỉnh của chúng ta.
- Một mô hình Engulfing tăng thứ hai sau khi giá cắt qua đường trung bình. Điều này tạo ra tín hiệu mua mà chúng ta chờ đợi.
- Xem xét mục tiêu giá dự kiến, thiết lập này đưa ra tỷ lệ R:R (Lợi nhuận/Rủi ro) tốt.
# 4: YẾU TỐ XÁC NHẬN (CONFIRMATION)
- Một harami tăng giá được hình thành ngay trên EMA.
- Ngày hôm sau giá đã phá vỡ mức cao của nến inside bar.
- Chúng ta mua ở đây theo đúng quy tắc, giá giảm ngay sau đó biến giao dịch của chúng ta thành một khoản lỗ.
Một nguyên tắc giao dịch nến cơ bản là chờ xác nhận. Cách tiếp cận điển hình là chờ thêm một nến hình thành theo hướng vào lệnh dự định của chúng ta. Chờ đợi xác nhận đôi khi làm chúng ta mất đi những điểm vào có giá vốn tốt. Tuy nhiên, đối với các mô hình nến có độ tin cậy yếu hơn như Harami, chờ xác nhận là một việc thận trọng nên làm.
# 5: VAI TRÒ CỦA BỔI CẢNH THỊ TRƯỜNG
Thay vì phân tích một thiết lập cụ thể, ví dụ này nêu bật vai trò của bối cảnh thị trường trong việc xác định sự thành công hay thất bại của mô hình nến. Chúng tôi sẽ tập trung vào cùng một mô hình nến (morning star) và quan sát hiệu suất của nó bị ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi trong bối cảnh thị trường.
- Thị trường đang trong một xu hướng tăng trưởng lành mạnh. Lưu ý rằng không một nến nào hoàn toàn nằm dưới EMA. EMA đóng vai trò là hỗ trợ động cho giá.
- Với bối cảnh tăng giá này, chúng tôi đã thấy ba mẫu Morning Star thành công khi cho tín hiệu mua.
- Ở đây, chúng tôi nhận được tín hiệu đầu tiên rằng thị trường đã thay đổi. Trong khi các khu vực sideway đã hình thành trong xu hướng tăng này lặp đi lặp lại xung quanh cùng một mức giá, nó báo hiệu rằng một xu hướng tăng đang mất đà. Bối cảnh thị trường đã thay đổi?
- Ngay sau đó, chúng ta quan sát thấy một mô hình nến hình thành hoàn toàn bên dưới EMA. Đây là một sự thay đổi khác từ hành động giá điển hình trong xu hướng tăng trưởng lành mạnh mà chúng ta đã thấy. Tại thời điểm này, chúng ta có thể xác nhận rằng cấu trúc thị trường đã thay đổi. Trend tăng giá trước đó có thể đã kết thúc.
- Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi không giống các mẫu hình trước đó, Morning Star lần này này đã thất bại khi cho tín hiệu mua.
Bài học quan trọng ở đây là: sự tự tin của bạn về xu hướng thị trường nên được ưu tiên hơn so với mô hình nến mà bạn đang tìm kiếm.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau thảo luận về một quy tắc trading đơn giản nhưng hiệu quả trong một thị trường có xu hướng. Hãy thực hành chúng, quản lý vốn hợp lý và cho tôi biết kết quả giao dịch của bạn nhé.
Happy Trading !!