[Giao dịch với break out] PHẦN 3. BREAK OUT VỚI TRENDLINE VÀ CÁC MÔ HÌNH GIÁ.

[Giao dịch với break out] PHẦN 3. BREAK OUT VỚI TRENDLINE VÀ CÁC MÔ HÌNH GIÁ.

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

14:06 04/06/2020

Sự lợi hại khi giao dịch forex theo tín hiệu break out khi kết hợp với các mô hình giá

Đây sẽ là một phần khá dài, nhưng lợi hại, vì vậy hãy tập trung.

Ở những series lần trước, tôi và các bạn đã cùng thảo luận về một số mô hình đảo chiều như “hai đỉnh/đáy” hay “vai - đầu - vai” và tín hiệu xác nhận chúng dựa vào sự phá vỡ (break out) của giá qua đường viền cổ (neckline). Bên cạnh việc sử dụng các mô hình giá, có rất nhiều công cụ khác mà bạn có thể sử dụng kết hợp khi giao dịch với breakout.

Đường xu hướng

Cách đầu tiên để xác định một phá vỡ đó là vẽ đường xu hướng lên biểu đồ.

Trendline giảm

Càng nhiều đỉnh hoặc đáy được nối, đường xu hướng càng mạnh. Vậy dùng đường xu hướng để giao dịch phá vỡ như thế nào? Khi giá chạm vào đường xu hướng, có 2 khả năng có thể xảy ra. Giá có thể dội lại từ đường xu hướng để đi tiếp theo xu hướng HOẶC giá phá vỡ đường xu hướng và đảo chiều. Chúng ta muốn tận dụng sự phá vỡ này, kết hợp với sự xác nhận từ các chỉ báo khác.

Trendline bị phá vỡ

Chú ý rằng EURUSD đã phá vỡ đường xu hướng và MACD cho thấy động lực giảm. Sử dụng thông tin này, chúng ta có thể đưa ra dự đoán rằng phá vỡ sẽ tiếp tục đẩy giá của EU giảm và nếu là một trader nhanh nhạy, chúng ta có thể bán cặp tiền này.

Kênh giá.

Cách khác để xác định phá vỡ là vẽ một kênh giá. Cách vẽ một kênh giá giống như kiểu vẽ đường xu hướng nhưng cần vẽ thêm 1 đường thẳng song song nữa ở phía bên kia.

Kênh giá tăng

Kênh giá hữu dụng vì bạn có thể nhận ra phá vỡ từ 2 phía của xu hướng. Cách giao dịch cũng giống giao dịch với đường xu hướng, đó là đợi giá đến sát 1 trong 2 cạnh của kênh giá và dùng các chỉ báo giúp xác định hướng để giao dịch.

Kênh giá bị phá vỡ

Các mô hình tam giác

Cách thứ ba để bạn phát hiện cơ hội phá vỡ là bằng cách nhìn vào mô hình tam giác. Mô hình tam giác hình thành khi thị trường bắt đầu giảm biến động và nén lại vào một khu vực giá. Mục tiêu của chúng ta là chuẩn bị vị thế của mình khi giá nén lại và có thể bắt được chuyển động của giá khi phá vỡ diễn ra.

Có 3 loại tam giác:

  • Tam giác tăng
  • Tam giác giảm
  • Tam giác cân

Tam giác tăng

Tam giác tăng hình thành khi có kháng cự phía trên và giá tiếp tục hình thành các đáy cao hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy phe mua từ từ vượt phe bán.

Tam giác tăng

Câu chuyện phía sau mô hình tam giác tăng và cứ mỗi lần giá đạt 1 vùng cao nhất đinh, sẽ có vài trader nhảy vào bán, khiến giá giảm. Mặt khác, nhiều trader tin rằng giá sẽ tăng cao hơn nên khi giá bắt đầu giảm, đã nhảy vào mua trước khi giá chạm đáy cũ. Kết quả là một cuộc chiến giữa 2 phe mua và bán diễn ra trong 1 vùng hẹp. Điều chúng ta cần là sự phá vỡ lên phía trên vì mô hình tam giác tăng thường là mô hình báo hiệu tăng giá. Khi chúng ta thấy giá phá kháng cự thì đó là dấu hiệu để mua vào.

Cạnh trên bị phá vỡ

Tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm là dạng ngược lại với tam giác tăng. Phe bán tiếp tục đẩy giá xuống so với phe mua, và kết quả là chúng ta có những đỉnh giá thấp hơn và một hỗ trợ mạnh ở phía dưới.

Tam giác giảm

Tam giác giảm là một mô hình giảm giá. Để giao dịch với nó, mục tiêu là chúng ta phải chuẩn bị bán ra khi giá phá hỗ trợ. Để giao dịch tốt với mô hình này, chúng ta cần chuẩn bị tư thế để bán khi giá phá vỡ hỗ trợ.

Cạnh dưới bị phá vỡ

Tam giác cân

Loại tam giác thứ 3 là tam giác cân. Thay vì có hỗ trợ hoặc kháng cự nằm ngang, cả phe mua và phe bán đều tạo đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn và tạo thành đỉnh tam giác ở giữa.

Tam giác cân

Không giống tam giác tăng và giảm cho tín hiệu tăng hoặc giảm khá rõ ràng, tam giác cân không có cảnh báo xu hướng trước. Bạn cần giao dịch phá vỡ ở cả 2 cạnh của tam giác.

Phá vỡ có thể đến từ cả 2 hướng

Trong trường hợp tam giác cân, cần chuẩn bị sẵn cho phá vỡ cả cạnh trên lẫn dưới.

Phá vỡ hướng lên

Như trong ví dụ trên, GBPUSD đã phá cạnh trên và khớp lệnh mua.

Chúng ta sẽ còn gặp nhau trong những phần tiếp theo của series để thảo luận về các vấn đề thú vị khác liên quan đến giao dịch với break out. Còn bây giờ, hãy áp dụng ngay những chiến lược này vào thực chiến, và đừng quên cho chúng tôi xem kết quả cũng như để cùng thảo luận bằng cách đăng chiến lược đánh breakout của bạn lên group facebook Forex forecast- Diễn đàn Dự báo tiền tệ nhé.
Happy Trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ