[Giao dịch với break out] PHẦN 4. KẾT HỢP BREAKOUT VỚI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT.

[Giao dịch với break out] PHẦN 4. KẾT HỢP BREAKOUT VỚI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT.

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

11:58 05/06/2020

Đây là một hướng dẫn không thể thiếu dành cho các trader theo trường phái giao dịch theo break out, vì một lý do đơn giản là không có tín hiệu kỹ thuật nào phát huy được hiệu quả của nó nếu đi một mình. Việc sử dụng kết hợp break out với các chỉ báo kỹ thuật khác giúp làm tăng xác suất thành công khi vào lệnh và mang lại lợi nhuận tốt hơn cho bạn. Vì vậy, hãy tập trung nhé.

Cách đo lường sức mạnh của một cú phá vỡ.

Sau khi một xu hướng đã đi được một thời gian dài và bắt đầu chững lại, một trong hai điều sau có thể xảy ra:

  • Giá có thể đi tiếp theo cùng xu hướng trước (phá vỡ tiếp diễn)
  • Giá đảo chiều theo hướng ngược lại (phá vỡ đảo chiều).

Có những cách giúp xác nhận sự phá vỡ cũng như để tránh việc phá vỡ sai, thất bại. Thực ra có một số cách để đoán định rằng một xu hướng sắp kết thúc và một phá vỡ đảo chiều có thể xảy ra. Chúng ta sẽ cùng xem một số ví dụ dưới đây.

MACD

MACD là một trong các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất trong giới giao dịch forex. Có thể dựa vào MACD để tìm ra động lượng và sự thiếu động lượng của xu hướng. MACD có thể hiển thị bằng nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất là nhìn vào biểu đồ histogram của nó. Biểu đồ histogram này là biểu hiện sự chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và chậm. Nếu histogram mở rộng, nó phản ánh động lượng đang tăng và khi co hẹp lại, nó phản ánh động lượng đang yếu dần.

MACD

Vậy dùng MACD để tìm khả năng xu hướng đảo chiều như thế nào?

Hãy nhớ lại về tín hiệu giao dịch mà chúng ta đã học trong series là Phân kỳ và cách nó xuất hiện khi giá và chỉ báo di chuyển ngược pha nhau. Vì MACD cho biết động lượng và thường là động lượng tăng khi thị trường có xu hướng. Tuy nhiên, nếu MACD bắt đầu giảm ngay cả khi xu hướng đang tiếp tục, bạn có thể suy luận rằng động lượng đang giảm và có thể xu hướng hiện tại sẽ kết thúc.

Phân kỳ giảm giá

Bạn có thể thấy từ hình trên rằng khi giá đi lên, MACD lại đang nhỏ dần lại. Điều này có nghĩa mặc dù giá vẫn đang trong xu hướng, động lượng của nó bắt đầu giảm sút. Từ thông tin này, chúng ta có thể kết luận rằng sự đảo chiều của xu hướng là rất có thể, và một break out xuất hiện ở thời điểm này báo hiệu một điểm bán đẹp.

Relative Strength Index (RSI)

RSI là một chỉ báo động lượng khác rất hữu dụng trong việc xác nhận sự phá vỡ đảo chiều. Về cơ bản, chỉ báo này cho ta biết sự thay đổi giữa mức cao hơn và mức thấp hơn của giá đóng cửa trong một số kỳ nhất định. RSI có thể sử dụng tương tự như MACD trong việc tạo ra phân kỳ. Bằng cách xác định phân kỳ, chúng ta có thể tìm ra khả năng đảo chiều của xu hướng.

RSI phân kỳ

Tuy nhiên, RSI cũng tốt cho việc xác định đã bao lâu xu hướng đã bị quá mua hoặc quá bán. Tín hiệu phổ biến cho việc quá mua là khi RSI nằm trên vùng 70, ngược lại, nằm dưới vùng 30 là tín hiệu quá bán. Bởi vì xu hướng là việc giá chuyển động theo 1 hướng trong 1 khoảng thời gian dài, bạn có thể thường thấy RSI nằm trong vùng quá mua/quá bán, tùy thuộc vào hướng đi của xu hướng. Nếu xu hướng bị quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài và bắt đầu quay trở lại trong vùng 30 – 70 của RSI, có thể là dấu hiệu là xu hướng đảo chiều.

RSI giảm từ vùng quá mua

Cẩn thận với một phá vỡ sai

Khi giá hoàn tất phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự, chúng ta thường dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục đi theo hướng đã phá vỡ. Vậy liệu ngay sau break out có phải là thời điểm để nhảy lên chuyến tàu này?

Một break out đường MA?

Hãy chờ một chút !

Break out thất bại

Một điều bạn cần ghi chú là các vùng hỗ trợ và kháng cự là những vùng mà chúng ta sẽ thường đưa ra dự đoán những phản ứng của giá tại đây.

Vùng hỗ trợ

Vùng hỗ trợ là vùng mà lực mua đủ để vượt qua lực bán và khiến tạm dừng hoặc đảo chiều xu hướng giảm. Vùng hỗ trợ mạnh thì có thể được giữ vững ngay cả khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ và nó cho người giao dịch một cơ hội mua vào tốt.

Vùng kháng cự

Vùng kháng cự cũng giống như vùng hỗ trợ nhưng đối ngược lại. Nó có thể làm dừng hoặc đảo chiều xu hướng tăng. Vùng kháng cự là vùng là lực bán đủ để vượt qua lực mua và đẩy giá giảm. Vùng kháng cự mạnh có thể được giữ vững ngay cả khi giá phá vỡ nó và nó giúp cho người giao dịch có cơ hội để bán ra.

Hãy thực hành một cách chăm chỉ và cho dubaotiente.com biết kết quả giao dịch của bạn nhé. Hẹn gặp lại ở phân tiếp theo của series. Happy Trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ