Giáo sư đại học Wharton: Thị trường chưa chuẩn bị cho lạm phát

Giáo sư đại học Wharton: Thị trường chưa chuẩn bị cho lạm phát

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:25 04/10/2021

Quý IV có thể là quý mà phố Wall sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Giáo sư tài chính tại trường Wharton Jeremy Siegel, người được biết đến với những quan điểm tích cực, đang cảnh báo về khả năng đối phó với lạm phát của thị trường.

“Ta đang đối mặt với nhiều rắc rối. Nhìn chung, lạm phát sẽ là một vấn đề lớn hơn Fed nghĩ.” Ông nói với CNBC vào thứ Sáu.

Giáo sư Siegel cũng cho rằng có rủi ro rất lớn trong giá cả leo thang.

“Fed sẽ chịu nhiều áp lực taper. Tuy nhiên, tôi không tin rằng thị trường đã chuẩn bị hoàn toàn cho việc tăng tốc thắt chặt.”

Đây là một sự dịch chuyển rõ ràng từ tâm lý bullish của ông từ tháng Một. Ông từng dự báo chính xác rằng chỉ số Dow Jones sẽ chạm mức 35,000 điểm trong năm 2021, tương đương với mức tăng 14% kể từ phiên chào năm. Chỉ số chạm đỉnh lịch sử tại 35,631.19 vào ngày 16/8. Thứ Sáu tuần trước, chỉ số Dow Jones đóng cửa ở mức 34,326.46.

Theo ông Siegel, mối lo lớn nhất của phố Wall lúc này là khả năng chủ tịch Fed Jerome Powell thắt chặt chính sách sớm hơn do lạm phát tăng mạnh.

“Ta đều biết rằng lượng thanh khoản Fed bơm ra có ảnh hưởng rất lớn tới đà tăng của thị trường chứng khoán. Nếu Fed thắt chặt sớm hơn, tức là Fed cũng tăng lãi suất sớm hơn. Cả hai điều này đều không có lợi gì cho thị trường cả.”

Ông cũng đặc biệt quan ngại về ảnh hưởng lên cổ phiếu tăng trưởng, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ. Ông cho rằng chỉ số Nasdaq, với tỷ trọng công ty công nghệ lớn và đã giảm 5% so với đỉnh lịch sử, sẽ chịu rất nhiều áp lực. Theo ông, xu hướng sắp tới sẽ chuyển sang các cổ phiếu giá trị.

Ông cũng thấy điều này sẽ có lợi cho các công ty hưởng lợi từ lãi suất tăng, có sức mạnh thị trường và có khả năng trả cổ tức.

“Bạn cũng sẽ không muốn chôn chân vào trái phiếu chính phủ dài hạn. Tôi nghĩ đây sẽ là tài sản chịu khá nhiều áp lực trong khoảng sáu tháng tới,” ông Siegel nói thêm.

Bối cảnh lạm phát cũng sẽ tạo tiền đề cho các cổ phiếu cổ tức như đồ gia dụng và hàng tiêu dùng thiết yếu.

“Cuối cùng cũng đến ngày tỏa sáng cho các cổ phiếu này. Nếu bạn có cổ tức, các công ty có thể tăng giá, và khi nhìn vào lịch sử, cổ tức được bảo vệ khỏi lạm phát. Cổ tức không thể ổn định như trái phiếu chính phủ, nhưng vẫn là tấm khiên lạm phát và có tỷ suất sinh lời dương.”

“Thị trường đang chuyển sang bitcoin và phớt lờ vàng

“Tôi nhớ lạm phát những năm 1970. Mọi người đều tìm đến vàng. Họ tìm đến đồ sưu tầm và kim loại quý. Bây giờ, họ tìm sang bitcoin và lại đang phớt lờ vàng,” ông Siegel cho biết.

Ông cũng không bất ngờ gì trước giá bất động sản leo thang:

“Tôi không nghĩ nó là bong bóng. Giới đầu tư đã tính trước việc này. Lãi suất vay thế chấp sẽ còn tăng nữa, nên tôi nghĩ rằng bất động sản và các quỹ đầu tư bất động sản (REIT) vẫn còn sức hấp dẫn."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ