Giữa làn sóng bi quan, Goldman dự đoán quặng sắt sẽ có "cú bật tạm thời"
Quỳnh Chi
Junior Editor
Bất chấp các nhà phân tích Goldman Sachs nhấn mạnh dữ liệu kinh tế tần suất cao ảm đạm mới nhất từ Trung Quốc, cùng với nhận định "triển vọng nền tảng của quặng sắt vẫn u ám" khi giá dao động quanh mức thấp kỷ lục 93 USD/tấn, một trader của ngân hàng này đã gợi ý với khách hàng vào thứ Ba rằng kim loại cơ bản này có thể sẵn sàng cho một "đợt tăng giá do đóng vị thế bán khống”.
Trong bản cập nhật hàng tuần về thị trường quặng sắt và thép được Thomas Evans trích dẫn trong thông báo gửi khách hàng, Mark Ma - trader hàng hóa của Goldman - viết: "Bộ phận giao dịch có quan điểm tích cực hơn đôi chút trong vài tuần tới, tuy nhiên vẫn duy trì góc nhìn bearish trong dài hạn."
Ma nhận định: "Chúng tôi dự kiến sẽ chứng kiến một đợt đợt tăng giá do đóng vị thế bán khống trước kỳ nghỉ dài và Tuần lễ Vàng, sau khi phe bán đã thu lợi hơn 10% chỉ trong một tuần." Ông bổ sung, "Hoạt động tích trữ trước kỳ nghỉ của các nhà máy thép cũng sẽ tiếp thêm động lực cho đà phục hồi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho rằng quặng sắt sẽ duy trì tình trạng dư cung trong dài hạn do nguồn cung dồi dào và nhu cầu yếu từ Trung Quốc. Chúng tôi không nghĩ thị trường có thể tự cân bằng cho đến khi chứng kiến việc cắt giảm sản xuất từ các công ty khai thác nhỏ, điều đến giờ vẫn chưa diễn ra. Tâm lý thị trường không thể bi quan hơn, với 9/10 người tham gia thị trường đều có xu hướng bearish. Về vị thế, CTA gần như bán khống tối đa. Tỷ lệ phòng ngừa rủi ro cao đối với các công ty giao dịch lớn."
Ông dự đoán rằng bất kỳ động thái "bóp" nào đối với kim loại cơ bản này cũng có thể "kích hoạt đợt tăng giá 5% do short covering từ mức hiện tại", và khuyên khách hàng nên "sẵn sàng bán ra ở ngưỡng 95 - 100 USD".
Ma tiếp tục: "Các nhà đầu tư có quan điểm bearish về vĩ mô, CTA và các nhà quản lý quỹ không thể chờ đợi mùa cao điểm nhu cầu qua đi để bán khống. Giá quặng sắt giảm 5 ngày liên tiếp để kết thúc tuần với mức giảm 12% so với tuần trước."
Trader này tóm tắt các động lực chính đằng sau thị trường quặng sắt, bao gồm nguồn cung cao và nhu cầu thép yếu ở Trung Quốc và các nơi khác:
1. Thị trường có vẻ đã bỏ qua sự phục hồi nhu cầu theo mùa và tiếp tục giao dịch dựa trên tình trạng dư thừa dài hạn về hàm lượng Fe do nguồn cung quặng sắt mạnh mẽ và nhu cầu thép trong nước ảm đạm.
2. Sản lượng gang đã chạm đáy ở mức 2.2 triệu tấn/ngày và dần phục hồi do biên lợi nhuận cận biên mở rộng, nhờ giá than luyện cốc và quặng sắt giảm. Có khả năng sản lượng gang sẽ tăng dần lên 2,3 triệu tấn/ngày nếu biên lợi nhuận duy trì ổn định hoặc cải thiện thêm.
3. Hàng tồn kho tại cảng duy trì ở mức cao do nguồn cung mạnh từ Brazil và thiếu sự cắt giảm sản lượng từ các công ty khai thác nhỏ. Chênh lệch giá nhập khẩu vẫn âm nhẹ do tình trạng dư thừa hàng tồn kho. Với 2/3 trong tổng số 150 triệu tấn tồn kho đang nằm trong tay các thương nhân, điều này hạn chế đáng kể không gian cho hoạt động đầu cơ của các công ty giao dịch.
4. Những lô hàng quặng sắt được sử dụng để xác định giá tham chiếu (chỉ số giá) cho thị trường quặng sắt được cung cấp đầy đủ cả ở thị trường cảng và vận chuyển đường biển. Phí bảo hiểm MNPJ đều ở mức âm. Đường cong SGX đã chuyển sang contango từ tháng 9 đến tháng 12, do thị trường phí bảo hiểm yếu và định giá kém.
5. Không chỉ phí bảo hiểm MNPJ, mà cả LP và 65/62 đều bị bán tháo. LP giảm xuống 14 cent/dmtu khi các thương nhân bán ra và chào giá giảm tại MOC. 65/62 bị nén xuống mức thấp nhất trong năm, khi các nhà máy liên tục chuyển từ tiêu thụ quặng sắt cấp cao sang cấp thấp để giảm năng suất.
6. Các nhà máy thép xem đợt giảm giá là cơ hội tốt để tích trữ hàng trước kỳ nghỉ dài và Tuần lễ Vàng sắp tới vào đầu tháng 10. Các công ty khai thác và thương nhân cũng mong muốn bán vào các luồng hàng tích trữ trước kỳ nghỉ, do đó khối lượng giao dịch tăng ở mức giá thấp hơn.
Sản lượng gang nóng trên khắp Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp theo mùa trong bối cảnh lượng tồn kho cao tại các cảng.
Về thị trường thép, trader này cho biết giá đã chạm “đáy trong 7 năm do nhu cầu bất động sản suy yếu liên tục và nhu cầu cơ sở hạ tầng chậm lại, bất chấp nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu thép."
Trong một ghi chú riêng biệt, một nhóm các nhà phân tích Goldman do Aurelia Waltham và Daan Struyven dẫn đầu cho biết "triển vọng cơ bản của quặng sắt vẫn ảm đạm" khi giá giao dịch ở mức thấp nhất trong hai năm.
Đây là biểu đồ gây sốc nhất từ báo cáo của các nhà phân tích: Chỉ có 1% các nhà máy thép có lãi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Khi lợi nhuận sụp đổ, sản lượng kim loại nóng cũng giảm.
Đầu tháng này, Rich Privorotsky của Goldman nhận định với khách hàng: "Quặng sắt đang tiến về mốc 90 USD, Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn, và nhìn chung, tôi cho rằng diễn biến của các mặt hàng đang phản ánh việc hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực này."
Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc gửi tới các thành viên lưu ý: "Nhu cầu thép dự kiến sẽ có mức phục hồi nhất định trong tháng 9 và tháng 10, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường thép."
Tuy nhiên, hiệp hội cảnh báo: "Cần thận trọng với việc tái khởi động sản xuất," và nhấn mạnh rằng nguy cơ dư thừa nguyên liệu sản xuất thép có thể khiến "bất kỳ cải thiện nào trong tình hình cũng chỉ là nhất thời."
Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc đã chịu áp lực trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng và sự phục hồi kinh tế yếu ớt.
Tháng trước, Chủ tịch Tập đoàn Thép Baowu Hồ Vượng Minh đã ví von tình hình kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như một "mùa đông khắc nghiệt."
Với tư cách là nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu, chủ tịch Baowu Steel cảnh báo rằng sự suy thoái của ngành thép có thể "kéo dài hơn, khắc nghiệt hơn và khó vượt qua hơn dự kiến", có khả năng tái hiện các đợt suy thoái nghiêm trọng năm 2008 và 2015.
Một nhóm phân tích khác của Goldman, dẫn đầu bởi Yuting Yang và Lisheng Wang, đã công bố các chỉ số kinh tế tần suất cập nhật cao, bao gồm tiêu dùng và di chuyển; sản xuất và đầu tư; các hoạt động kinh tế vĩ mô khác, cùng với thị trường và chính sách. Các chỉ số này cho thấy không có dấu hiệu phục hồi nào sắp diễn ra ở Trung Quốc.
ZeroHedge