Giữa người dân Mỹ và hệ thống tài chính, Fed sẽ cứu ai?
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Vào thứ Năm tuần trước, có thông tin cho rằng các ngân hàng Mỹ được đề xuất phải sử dụng cơ chế chiết khấu của Fed để chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong tương lai
Chính sách mới này gợi nhớ đến hành động của Fed trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, khi các cơ quan tài chính khuyến khích các ngân hàng lớn khai thác cửa sổ chiết khấu, vay trực tiếp từ Fed, để giúp các ngân hàng gặp khó khăn có thể làm điều tương tự dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc này có thể khiến người gửi tiền mất lòng tin và rút tiền khỏi ngân hàng nếu họ tin rằng ngân hàng cần sự hỗ trợ từ Fed. Do vậy, các tổ chức tài chính rất do dự đối với nguồn thanh khoản này. Mục đích của Fed là cung cấp sự bảo hiểm cho các ngân hàng gặp rủi ro, cố gắng ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt từ ngân hàng, vốn là rủi ro cố hữu trong hệ thống ngân hàng dự trữ hiện đại.
Bằng cách buộc các ngân hàng khỏe mạnh phải tuân thủ, Fed đang làm gia tăng rủi ro đạo đức và khiến ngành ngân hàng dễ bị tổn thương hơn. Họ đang cố để loại bỏ nguy cơ mất niềm tin vào các tổ chức tài chính.
Những lo ngại về sự mong manh của ngân hàng là có cơ sở. Môi trường lãi suất thấp của Fed đã thúc đẩy nhu cầu các tài sản ít rủi ro như TPCP Mỹ lợi suất rất thấp, khi giá những trái phiếu này sẽ giảm xuống và nhường chỗ cho những trái phiếu mới có lợi suất cao hơn trong thời kỳ lãi suất tăng. Chính bởi điều này đã khiến Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ vào năm ngoái.
Ngoài ra, thị trường bất động sản thương mại cũng đang căng thẳng với các ngân hàng trong nước, vốn chịu trách nhiệm cho 80% các khoản thế chấp. Trong môi trường lãi suất thấp trước đây, các nhà đầu tư coi bất động sản thương mại là nơi trú ẩn đáng tin cậy. Thật không may, đại dịch Covid đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Mua sắm trực tuyến, làm việc từ xa và tại văn phòng đã tăng lên so với các địa điểm truyền thống
Do đó, nợ bất động sản thương mại được coi là một trong những tài sản tài chính nguy hiểm nhất hiện nay, nằm trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng khu vực trên cả nước.
Những căng thẳng này đã ảnh hưởng không chỉ đến chính sách mới nhất này của các cơ quan quản lý liên bang, mà còn đến phản ứng của họ đối với những thất bại năm ngoái. Sau sự thất bại của SVB, Fed đã tạo ra chương trình BTFP, cho phép các ngân hàng và tổ chức tín dụng vay bằng cách sử dụng TPCP Mỹ và các tài sản khác làm tài sản thế chấp. Biện pháp khẩn cấp này phản ánh lo ngại về việc các ngân hàng khác sẽ gặp rủi ro. Fed đã ra tín hiệu kết thúc chương trình này vào tháng 3, với mục đích thúc đẩy các ngân hàng sang tăng cường sử dụng cửa sổ chiết khấu.
Trong khi hành động của Fed và các cơ quan quản lý tài chính thể hiện mối lo ngại về sức khỏe của các ngân hàng Hoa Kỳ, thì chính Fed lại bullish về nền kinh tế trước công chúng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen liên tục khẳng định nền kinh tế mạnh mẽ vài tháng qua, thậm chí tuyên bố chiến thắng lạm phát trong khi các con số vẫn còn cách xa mục tiêu 2%, trái ngược những phát biểu cứng rắn trước của ông rằng cần giải quyết dứt điểm lạm phát.
Những tuyên bố lạc quan của các quan chức về nền kinh tế có thể liên quan đến chính trị, đặc biệt là sắp bước vào năm bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, một động lực khác để dự báo sức khỏe kinh tế là tái khởi động các công cụ chính sách của Fed. Việc hạ lãi suất vào năm 2024 có thể phản ánh sức mạnh nền kinh tế Mỹ, nhưng thực tế đó chỉ là lựa chọn của Fed để cứu vớt nền tài chính kiệt quệ. Fed trong lịch sử đã chứng minh rằng nếu được lựa chọn giữa việc buộc người Mỹ phải gánh chịu hậu quả của lạm phát hoặc cứu hệ thống tài chính, họ sẽ chọn điều thứ hai.
Với cuộc bầu cử năm 2024 đang diễn ra sôi nổi, người Mỹ sẽ liên tục phải nghe những tuyên bố mang tính chính trị và những lời hứa hão huyền, không chỉ từ các chính trị gia mà còn từ các cơ quan chính phủ và Fed.
Mặc dù câu chuyện về sức khỏe kinh tế vẫn liên tục được nhắc, nhưng những phản ứng với diễn biến kinh tế năm tới lại là 1 câu chuyện khác.
Zerohedge