Góc nhìn vĩ mô - Vắc-xin và tự do thương mại không đồng nghĩa với chiến thắng dành cho tất cả mọi người

Góc nhìn vĩ mô - Vắc-xin và tự do thương mại không đồng nghĩa với chiến thắng dành cho tất cả mọi người

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:35 17/11/2020

Thị trường hiện đang hân hoan về thông tin vắc-xin và hiệp định thương mại tự do mới tại Châu Á, thế nhưng không phải ai cũng sẽ hưởng lợi từ những xu hướng trên.

Một tuần mới bắt đầu với những tin tức lạc quan tiếp theo đến từ kết quả thử nghiệm vắc-xin của công ty Moderna và một khối tự do thương mại lớn sắp sửa được hình thành giữa các quốc gia Châu Á. Ở thời điểm hiện tại, có cảm giác rằng tâm lý tích cực đang bao phủ trên các mặt báo, ít nhất là dựa trên diễn biến của thị trường trong một vài tuần qua. Xu hướng trên diễn ra bất chấp việc dịch bệnh trên toàn cầu tiếp tục leo thang lên những mức căng thẳng mới, điều không còn quá bất ngờ. Lúc này, thị trường tài chính dường như vẫn đang ưu tiên tập trung hơn vào những viễn cảnh tươi sáng có thể xảy ra trong thời gian tới.

Dù cho các yếu tố dẫn dắt có thể thay đổi bất cứ lúc nào, thị trường hiện vẫn đang tiếp tục duy trì sự lạc quan khi những yếu tố hỗ trợ vẫn đang hiện hữu. Kết quả tích cực từ việc thử nghiệm vắc-xin của công ty Moderna tiếp tục đánh dấu một bước tiến nữa trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 và góp thêm một bằng chứng cho thấy rằng việc trở lại trạng thái bình thường không hoàn toàn là một giấc mơ hoang đường.

Mặc dù vậy, chỉ số S&P 500 Future chỉ có mức tăng khiêm tốn sau khi thông tin về vắc-xin được công bố, và cho thấy tác động dường như là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, một điều cần chú ý ở đây đó là sự phục hồi bất ngờ và ấn tượng của chỉ số này từ mức đáy Tháng 3 được dẫn dắt chủ yếu bởi một nhóm nhỏ các ông lớn công nghệ, những người hưởng lợi lớn trong giai đoạn giãn cách xã hội. Điều này cũng đồng nghĩa rằng đà tăng của các cổ phiếu trên có thể sẽ chững lại nếu thị trường tiếp tục kỳ vọng cuộc sống bình thường sẽ trở lại trong thời gian tới.

Tỷ lệ chỉ số Russell 2000/Nasdaq và lợi suất TPCP Mỹ 10 năm đều đang phản ánh kỳ vọng tích cực của thị trường

Tỷ lệ giữa chỉ số nhóm các công ty vốn hóa nhỏ và các công ty công nghệ lớn, đo lường thông qua tỷ lệ chỉ số Russell 2000/chỉ số Nasdaq (RTY/NDX), là một chỉ báo phản ánh rõ nhất kỳ vọng của thị trường vào kịch bản bình thường hóa trở lại. Trong một vài tháng trở lại đây, mức chênh lệch trên đã duy trì ở mức khá cao so với lợi suất TPCP dài hạn, điều không quá bất ngờ. Dẫu vậy, trong giai đoạn tương tự trên, tỷ lệ này đã có mối tương quan nghịch với chỉ số S&P 500, điều đã giải thích cho phản ứng đáng thất vọng của thị trường đối với thông tin vắc-xin từ Moderna.

Sự cải thiện của nhóm các cổ phiếu vốn hóa thấp có tác động tiêu cực tới chỉ số S&P 500 kể từ tháng 9 tới nay

Tạm gác lại câu chuyện về vắc-xin và thị trường chứng khoán, một sự kiện đáng chú ý vừa qua đó là bước tiến triển tích cực của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), mở ra cánh cửa cho một thỏa thuận tự do thương mại quy mô lớn giữa các nước Châu Á. Đặt qua một bên về quá trình thương thảo dài hơi sắp tới, hãy cùng xem xét kỹ hơn triển vọng của hiệp định này. Mặc dù các thỏa thuận tự do thương mại về lý thuyết có thể mang lại những lợi ích rõ ràng với các nước tham gia, trong thực tế các quốc gia này thường sẽ được chia làm 2 nhóm: "Nhóm chiến thắng" với việc thặng dư thương mại tiếp tục mở rộng và "nhóm thua cuộc" chứng kiến mức thâm hụt ngày càng trầm trọng.

Tất nhiên rằng, việc tiếp cận được với nguồn hàng hóa tiêu dùng và nguồn vốn rẻ hơn sẽ là lợi thế có thể bù đắp lại cho vấn đề cán cân thanh toán, tuy nhiên tôi nghi ngờ rằng liệu sẽ có bao nhiêu nước trong nhóm RCEP nhìn nhận theo hướng này. Trong 11 nền kinh tế lớn nhất ký vào hiệp định RCEP, có 9 trong số đó hiện đang có cán cân thương mại thặng dư, trừ Indonesia và New Zealand. Do đó câu hỏi ở đây đó là ai sẽ chấp nhận hy sinh vì lợi ích chung và trở thành thị trường tiêu thụ chính của khối thương mại này? Hiển nhiên niềm hy vọng phần lớn sẽ đặt vào Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có khoảng cách lớn giữa "hy vọng" và "kỳ vọng". Do vậy vẫn còn lý do để giữ quan điểm thận trọng rằng hiệp định ồn ào trên có thể thực sự mang lại ý nghĩa to lớn hơn chỉ là tạo ra hiệu ứng tích cực nhất thời.

Ai sẽ là người phải hy sinh khi hầu hết các quốc gia trong RCEP đều đang thặng dư về cán cân thương mại

Kết luận

Không phải tất cả các ngành kinh tế đều hưởng lợi như nhau từ giãn cách xã hội, do vậy cũng sẽ là hợp lý khi những thông tin về vắc-xin sẽ mang tới tác động không đồng đều tới các cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó, thương mại thường được xem là cuộc chơi có tổng bằng 0 nếu xét về tổng hòa cán cân thanh toán, và việc hiệp định thương mại tự do RCEP lại được tập hợp bởi các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương nghe chừng là một ý tưởng không mấy nghiêm túc. Có một điều gì đó mách bảo tôi rằng chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm khá lâu nếu muốn biết hiệp định này rốt cuộc sẽ đi tới đâu trong tương lai.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!

Fed đã cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc tăng thanh khoản dư thừa và rủi ro lạm phát gia tăng trong bối cảnh đồng USD yếu và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, sự gia tăng thanh khoản này cũng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, với lợi suất thực vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ