Gói kích thích 1.9 nghìn tỷ đô la của Biden có ý nghĩa gì với nền kinh tế khó khăn hiện nay?

Gói kích thích 1.9 nghìn tỷ đô la của Biden có ý nghĩa gì với nền kinh tế khó khăn hiện nay?

09:06 15/01/2021

Đề xuất của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden về việc rót 1.9 nghìn tỷ đô la vào một nền kinh tế đang khó khăn có thể tạo nền tảng cho sự gia tăng việc làm và chi tiêu mà nhiều nhà kinh tế cho rằng là cần thiết, để tránh thiệt hại lâu dài từ đợt suy thoái kỷ lục do đại dịch

Các nhà phân tích đã bắt đầu nâng dự báo của họ về tăng trưởng kinh tế trong năm nay sau khi cuộc bầu cử tuần trước ở Georgia giao quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội cho đảng Dân chủ.

Chi tiêu lớn cho việc triển khai, thử nghiệm vắc xin và hỗ trợ các chính quyền địa phương và tiểu bang có thể giúp kết thúc nhanh chóng cuộc khủng hoảng y tế của đất nước, vốn là gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Đề xuất của chính quyền đảng Dân chủ sắp tới cung cấp viện trợ có mục tiêu, mà các nhà kinh tế cho rằng sẽ mang lại sự thúc đẩy kinh tế hiệu quả nhất, bao gồm tăng khoản trợ cấp hàng tuần bổ sung hiện tại cho người thất nghiệp, từ 300 đô la lên 400 đô la.

Ngoài ra cũng sẽ có 170 tỷ đô la hỗ trợ cho việc mở lại các trường học. Trước đó, việc trường học bị đóng cửa tại nhiều nơi trên đất nước đã buộc hàng triệu người lao động, đặc biệt là phụ nữ, phải nghỉ việc.

Hầu hết người Mỹ sẽ được trợ cấp thêm 1,400 đô la - số tiền này có thể được chi cho tiền thuê nhà hoặc thực phẩm, hoặc tiết kiệm để chi tiêu khi đi du lịch, ăn uống vào cuối năm, khi việc phân phối vắc xin rộng rãi hơn cho phép cuộc sống thường nhật quay trở lại sớm hơn.

Gói chi tiêu mới đến vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự quay trở lại của Covid-19 vào mùa đông đã khiến thị trường lao động, mới phục hồi một phần, trở nên hỗn loạn vào tháng trước khi các nhà tuyển dụng sa thải 140,000 việc làm, đặc biệt là các vị trí thu nhập thấp trong nhà hàng, quán bar và các ngành dịch vụ liên lạc cao khác.

Tất cả mọi người đều tin rằng gói chi tiêu này sẽ nâng tổng số tiền kích thích tài khóa cho nền kinh tế Mỹ lên 5.2 nghìn tỷ USD kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, tương đương với khoảng 1/4 sản lượng kinh tế hàng năm của Mỹ.

Nhà kinh tế học Ryan Sweet của Moody ước tính điều đó là đủ để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi toàn diện. Tuy nhiên, ông nói thêm, "sự phục hồi của thị trường lao động sẽ mất nhiều thời gian hơn."

Thị trường lao động thể hiện qua báo cáo NFP bị ảnh hưởng trầm trọng

Phản ứng của Fed ra sao?

Kế hoạch của Biden sẽ được Fed hoan nghênh, một số quan chức trước đó đã lo ngại về quy mô tài khóa giảm dần đối với cuộc khủng hoảng. Trong những ngày cuối cùng của mình trên cương vị tổng thống, ông Donald Trump đã dành hầu hết năng lượng của mình cho nỗ lực thất bại trong việc phản đối kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 và không tham gia nhiều vào gói cứu trợ nhỏ hơn được thông qua ngay trước cuối năm.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý rằng việc chính phủ chi tiêu sớm và mạnh mẽ đã giúp cứu nền kinh tế khỏi một số phận thảm khốc hơn nhiều.

Và rõ ràng là Fed sẽ không phản ứng với chi tiêu bổ sung của chính phủ như đã làm đối với việc cắt giảm thuế dưới thời Trump, bằng cách từ từ thắt chặt chính sách tiền tệ.

“Đây không phải là lúc để nói về việc rút lui (khỏi chính sách nới lỏng),” Powell nói, đề cập đến chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Fed, bao gồm một chương trình mua trái phiếu lớn và lãi suất dự kiến ​​sẽ ở gần 0 trong nhiều năm.

Vào thời điểm đó, nền kinh tế đã trải qua những năm được phát triển kỷ lục và với thị trường lao động đang trên đà phát triển, các biện pháp kích thích bổ sung được coi là có khả năng làm nền kinh tế quá nóng.

Nhưng bây giờ mọi thứ đã khác, với 10.7 triệu người đang thất nghiệp, và tỷ lệ thất nghiệp 6.7%, gần gấp đôi mức trước đại dịch, Fed phải cam kết giữ lãi suất ở mức gần bằng 0 như hiện nay cho đến khi lạm phát đạt đến và trên đà vượt quá 2% cũng như thị trường lao động đạt mức toàn dụng.

Các biện pháp kích thích bổ sung khổng lồ trong bối cảnh Fed đang tạm lắng làm dấy lên bóng ma cho một số người rằng một cuộc bùng nổ kinh tế vào cuối năm nay có thể đẩy lạm phát lên một cách khó chịu.

Giáo sư kinh tế Tim Duy của Đại học Oregon cho biết: “Tôi không biết rằng chúng ta hoàn toàn hiểu hết tác động của việc đổ nhiều tiền như thế này vào nền kinh tế, khi một bộ phận đáng kể của nền kinh tế vẫn đang bị hạn chế bởi đại dịch"

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ