Goldman Sachs: Thị trường mới nổi có thể đứng vững trước suy thoái kinh tế Trung Quốc
Nguyễn Mai Vinh
Junior Analyst
Trong ba thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc là nhân tố chi phối tại các thị trường mới nổi về tăng trưởng kinh tế và doanh nghiệp. Các chiến lược gia của Goldman Sachs Group Inc. cho rằng điều đó hiện đang dần thay đổi.
Gọi đó là “sự giảm phụ thuộc lâu dài”, ngân hàng cho biết tác động của sự chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối với các quốc gia đang phát triển đã hạ nhiệt “nhanh chóng” trong ba năm qua. Điều đó cho thấy vấn đề vĩ mô của Trung Quốc hiện tại và việc bán tháo cổ phiếu có thể sẽ không kéo các thị trường mới nổi cùng đi xuống như trong quá khứ.
Các chiến lược gia Caesar Maasry, Jolene Zhong và Lexi Kanter của Goldman Sachs viết trong một ghi chú hôm thứ Hai: “Tác động lan tỏa từ điều chỉnh tăng trưởng của Trung Quốc dường như đang giảm dần theo thời gian. Dữ liệu EPS, cùng với sự khác biệt về tăng trưởng của các thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc và Trung Quốc), cho thấy sự giảm phụ thuộc đang dần diễn ra - một quan sát mà chúng tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm hơn trước những lo ngại hiện tại”.
Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng các chỉ số cổ phiếu và trái phiếu chính của các thị trường mới nổi, trong khi tài sản của nhiều quốc gia như Nam Phi tỏ ra rất nhạy với các dữ liệu và tuyên bố chính sách đến từ Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa là các chỉ số có thể bị sai lệch do những thay đổi nhỏ trong hoạt động của Trung Quốc. Quy mô khổng lồ của đất nước tỷ dân, với thị trường chứng khoán trị giá 10 nghìn tỷ USD và thị trường trái phiếu trị giá 19 nghìn tỷ USD, cũng lấn át dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi.
Các chiến lược gia cho biết, hiện tại, các mối liên kết đang nhạt dần do tính chất nội địa và định hướng dịch vụ của lệnh phong tỏa toàn quốc vào năm ngoái và việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc sau đó. Hiệu quả vốn chủ là cơ sở của sự khác biệt này.
Họ cho biết, có hai đợt giảm10% của chỉ số MSCI China trong năm nay do số liệu tăng trưởng mờ nhạt, nhưng chỉ số MSCI trừ Trung Quốc (MSCI ex-China) ghi nhận tăng trưởng trong đợt đầu tiên vào tháng 5 và giảm ít hơn trong đợt thứ hai vào tháng 8.
Họ cho biết: “Lo ngại về các vụ phá sản gần đây và việc các công ty tài chính liên tục hoãn thanh toán đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ hơn trên thị trường toàn cầu so với những lo ngại về nhu cầu nội địa yếu đi hồi đầu năm”.
Phân tích của Goldman về điều chỉnh ước tính thu nhập cho thấy thị trường toàn cầu còn phải phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2018, tuy nhiên kể từ năm 2019 đến nay, EPS ở Trung Quốc có ít hoặc gần như không có tác động đáng kể tới phần còn lại của thế giới.
Trong khi một số mối liên hệ đang dần bình thường hóa và các thị trường mới nổi vẫn nhạy cảm với Trung Quốc, ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc và những thay đổi thu nhập sẽ tiếp tục suy giảm. Chứng khoán Trung Đông và Ấn Độ có thể là “nơi hấp dẫn” để tránh khỏi các vấn đề của Trung Quốc, trong khi Hàn Quốc lại là lựa chọn hàng đầu, theo phân tích của Goldman.
Bloomberg